Đại đoàn kết toàn dân tộc - cội nguồn của ý chí, niềm tin, sức mạnh để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong kỷ nguyên mới

ĐỖ VĂN CHIẾN

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

TCCS - Đại đoàn kết toàn dân tộc là truyền thống quý báu, là đường lối chiến lược quan trọng, xuyên suốt của Đảng; là nguồn sức mạnh to lớn, nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nền tảng vững chắc của đại đoàn kết toàn dân tộc là liên minh giữa giai cấp công nhân - nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo; là mối quan hệ bền chặt giữa Đảng và nhân dân, niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ; là đoàn kết trong Đảng, đoàn kết giữa các giai tầng xã hội, giữa cộng đồng các dân tộc Việt Nam, giữa đồng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, giữa người Việt Nam ở trong và ngoài nước; là đoàn kết giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân yêu chuộng hòa bình, tiến bộ trên thế giới.

Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc

TS ĐỖ TRỌNG HƯNG

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tiếp cận theo lý thuyết phát triển bền vững trong bối cảnh thực hiện các hiệp định tự do thế hệ mới: Giải pháp cho Việt Nam

PGS, TS Nguyễn Thị Bích Loan - PGS, TS Nguyễn Thị Minh Nhàn - Nguyễn Thị Tú Quyên

Trường Đại học Thương mại

Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới

Lê Công Hữu

Tỉnh ủy viên, Chánh Thanh tra tỉnh Quảng Bình

TCCS - Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là giải pháp then chốt để xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong bối cảnh đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng. Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cấp ủy các cấp đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm trang bị kiến thức, bồi dưỡng bản lĩnh, phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, làm cơ sở nâng cao hiệu quả lãnh đạo của cán bộ.

Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ năm, năm 2025

Hà Phương

TCCS - Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ năm, năm 2025 cần chú trọng nâng cao chất lượng các sản phẩm dự thi trên nguyên tắc kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, giữa “xây” và “chống”, giữa bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch với công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện. Coi trọng bảo vệ chính trị nội bộ, “tự soi”, “tự sửa” và phòng, chống những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với việc thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đoàn thể và cá nhân; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, khuyến khích, bảo vệ những người năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung. Nội dung tác phẩm cần phản ánh sinh động thực tiễn, có lập luận chặt chẽ, lý lẽ sắc bén, luận điểm, luận cứ rõ ràng, luận chứng xác đáng, thuyết phục; tránh tuyên truyền, phổ biến, đấu tranh, phản bác một chiều...

Lễ nghĩa và tín nhiệm

Gia Kiên

TCCS - Nhưng hiện nay, có tình trạng cố tình hiểu lệch lạc về lễ trong một số cán bộ, đảng viên. Khi thực hiện tự phê bình và phê bình, có người coi giữ lễ là… “dĩ hòa vi quý”, “ta không đụng người thì người chẳng đụng ta”… Dù thấy ở nhau khuyết điểm, dấu hiệu “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, thậm chí hành vi vi phạm, nhưng không nói ra, hoặc chỉ “bóng gió”; nếu người đó là cấp trên thì càng không dám… “dây dưa”. Và biện minh rằng phải giữ gìn tình đồng chí, “vì nhau, ai nỡ…”, phải lễ phép với cấp trên…