Quân đội nhân dân Việt Nam phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần và tiềm lực quân sự, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới

TRỊNH VĂN QUYẾT

Thượng tướng, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

TCCS - Xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần, tiềm lực quân sự là vấn đề chiến lược và hệ trọng; là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, trong đó Quân đội nhân dân là nòng cốt. Phát huy kết quả đạt được, Quân đội tiếp tục thực hiện đồng bộ chủ trương, giải pháp, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân nhằm xây dựng tiềm lực, tạo nên sức mạnh tổng hợp quốc gia, trọng tâm là tiềm lực chính trị, tinh thần, tiềm lực quân sự vững mạnh, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.

Dấu ấn những hoạt động cách mạng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tại Quảng Châu, Trung Quốc những năm 1924 - 1927

PGS, TS Vũ Trọng Lâm

Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

TCCS - Sau 13 năm ra đi tìm đường cứu nước, ngày 11-11-1924, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu, Trung Quốc. Tại đây, Người đã hoạt động không ngừng, chuẩn bị mọi mặt về công tác tổ chức và đào tạo cán bộ, công tác lý luận, tuyên truyền, tạo cơ sở cho việc thành lập một đảng mác-xít ở Việt Nam. Cũng tại đây, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tích cực tham gia các hoạt động của Đảng Cộng sản Trung Quốc, xây dựng nền móng vững chắc cho quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc. Có thể nói, giai đoạn hoạt động cách mạng của Người ở Quảng Châu những năm 1924 - 1927 không chỉ có tác động trực tiếp đến phong trào cách mạng Việt Nam, mà còn góp phần quan trọng trong phong trào cách mạng Trung Quốc cũng như Quốc tế Cộng sản.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Kinh nghiệm quốc tế và một số hàm ý chính sách

GS, TS Đặng Hoàng Linh

Tham tán, Đại sứ quán Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức

Phê phán các quan điểm sai trái, xuyên tạc về định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

PGS, TS NGÔ TUẤN NGHĨA

Viện trưởng Viện Kinh tế chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Thực tiễn Tổng Công ty Hàng không Việt Nam

Trần Thu Trang

TCCS - Kinh tế nhà nước và doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí chủ đạo, không thể thay thế trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, giữ vai trò nòng cốt trong quá trình “công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”, “chi phối các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế”, là công cụ “định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế”, bảo đảm tính độc lập, tự chủ, tự cường của nền kinh tế Việt Nam trong mọi điều kiện và hoàn cảnh...