Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt
Các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đó để xử phạt.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả đã gây ra.
Nghị định quy định rõ, nếu vi phạm quy tắc giao thông đường bộ bị xử phạt từ 100 nghìn đến 15 triệu đồng, cụ thể:
Đối với người điều khiển xe ô-tô: phạt tiền từ 600 - 800 nghìn đồng nếu điều khiển xe chạy vượt quá 5 - 10 km/h so với tốc độ quy định; phạt từ 2 - 3 triệu đồng nếu chạy quá 10 - 20 km/h so với tốc độ quy định; phạt 4 - 6 triệu đồng nếu chạy quá 20 - 35 km/h so với tốc độ quy định, phạt 7 - 8 triệu đồng nếu chạy quá 35 km/h so với tốc độ quy định. Phạt tiền từ 600 - 800 nghìn đồng nếu người điều khiển xe chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ, không sử dụng đủ đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn. Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng nếu điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0,4mg/1 lít khí thở hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông. Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 24 tháng hoặc phạt tiền từ 8 - 10 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
Đối với người điều khiển xe mô-tô: Phạt 80 - 100 nghìn đồng nếu chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước, điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên, không sử dụng đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn, bấm còi trong thời gian từ 22h hôm trước đến 5h ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu sáng xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ... Phạt tiền từ 100 - 200 nghìn đồng nếu điều khiển xe chạy quá từ 5 - 10 km/h so với tốc độ quy định; phạt 500 nghìn đến 1 triệu đồng nếu quá từ 10 - 20 km/h và phạt 2 - 3 triệu đồng chạy quá trên 20km/h so với tốc độ quy định.
Phạt tiền từ 200 - 400 nghìn đồng nếu chở theo từ 3 người trở lên trên xe; khi đèn tín hiệu giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng vẫn tiếp tục đi, chạy xe dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép. Phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng nếu sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy. Phạt từ 5 - 7 triệu đồng đối với các hành vi buông cả hai tay khi đang điều khiển xe, dùng chân điều khiển xe, ngồi một bên điều khiển xe, nằm trên yên xe điều khiển xe, thay người điều khiểu khi xe đang chạy, quay người về phía sau để điều khiển xe, bịt mắt điều khiển xe, điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị...
Phạt cảnh cáo người đủ từ 14 đến 16 tuổi điều khiển mô-tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện). Phạt tiền từ 80 - 120 nghìn đồng nếu người điều khiển xe máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự, không mang theo Giấy Đăng ký xe, Giấy phép lái xe. Với người điều khiển xe ô tô, mức phạt cho những vi phạm này là từ 200 - 400 nghìn đồng... Nghị định còn quy định các mức xử phạt hành chính với người điều khiển xe máy kéo, xe máy chuyên dùng; người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác; người đi bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo... vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.
Với các vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ: bị phạt từ 100 nghìn đồng đến 40 triệu đồng tùy từng hành vi và mức độ vi phạm.
Với các vi phạm quy định về phương tiện tham gia giao thông đường bộ: bị phạt tiền từ 100 nghìn đến 15 triệu đồng, cụ thể: phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng với hành vi làm rơi, vãi chất thải trong quá trình thu gom, vận chuyển; phạt từ 10 - 15 triệu với hành vi đổ rác, phế thải ra đường phố không đúng quy định... Đặc biệt, riêng với hành vi vận chuyển chất thải nguy hại hoặc có chứa chất phóng xạ không theo đúng quy định về bảo vệ môi trường sẽ bị phạt đến 60 triệu đồng.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2014, thay thế các Nghị định số 34/2010/NĐ-CP, ngày 02-4-2010; Nghị định số 71/2012/NĐ-CP, ngày 19-9-2012; Nghị định số 44/2006/NĐ-CP, ngày 25-4-2006; Nghị định số 156/2007/NĐ-CP, ngày 19-10-2007 của Chính phủ./.
Tuyên bố chung của mạng lưới thành phố lớn châu Á  (19/11/2013)
“Xây dựng nền tảng cho công nghệ và công nghiệp”  (19/11/2013)
Nợ xấu của các tổ chức tín dụng và các giải pháp chiến lược  (19/11/2013)
Nợ xấu của các tổ chức tín dụng và các giải pháp chiến lược  (19/11/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên