Tự hào và kiêu hãnh khi Việt Nam lần thứ hai trúng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
23:04, ngày 08-06-2019
TCCSĐT - Sáng 07-6-2019 (giờ địa phương), tại Trụ sở Liên hợp quốc tại New York, Hoa Kỳ, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bầu Việt Nam làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu ủng hộ cao kỷ lục 192/193 phiếu. Chúng ta rất tự hào và kiêu hãnh đón nhận những lời chúc mừng và sự tin tưởng của bạn bè thế giới.
Với 15 thành viên trong đó có 10 thành viên không thường trực, Hội đồng Bảo an là một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc, được trao trách nhiệm hàng đầu trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Với mong muốn thực sự trở thành “Đối tác vì hòa bình bền vững”, trong nhiệm kỳ hai năm sắp tới, Việt Nam sẽ có cơ hội chủ động đề xuất, thúc đẩy những sáng kiến của mình nhằm đóng góp trực tiếp và xây dựng vào những nỗ lực chung của Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế vì hòa bình, an ninh và phát triển.
Đại diện nhiều nước tại Liên hợp quốc gửi lời chúc mừng Việt Nam
Ngay sau khi Việt Nam trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với số phiếu gần như tuyệt đối, trên trang Twtter, Đại sứ Burhan Gafoor, Trưởng phái đoàn Singapore tại Liên hợp quốc viết: "Chúc mừng Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc với số phiếu cao nhất". Trưởng phái đoàn Singapore tại Liên hợp quốc bày tỏ: "Vinh dự khi đại diện Singapore bỏ phiếu bầu cho Việt Nam. Singapore có quan hệ tuyệt vời với Việt Nam và chúng tôi tin trưởng Việt Nam sẽ đảm nhận xuất sắc vai trò này".
Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward cũng chúc mừng Việt Nam trên trang Facebook cá nhân ngay sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố. Đại sứ Gareth Ward viết: "Chúc mừng Việt nam sắp trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Anh sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam".
Đại sứ Australia tại Liên hợp quốc Gillian Bird chúc mừng 5 nước vừa được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 bao gồm Việt Nam, Estonia, Niger, St Vincent và Grenadines, và Tunisia. Đối với Việt Nam, bà Gillian Bird bày tỏ hào hứng khi có thêm một thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sau Indonesia, có mặt trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Trên Twitter, bà viết: "Thật tuyệt vời khi có hai quốc gia láng giềng ASEAN là Việt Nam và Indonesia cùng có mặt trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 2020".
Gửi lời chúc mừng tới Việt Nam, đại sứ các nước tại Liên hợp quốc cũng bày tỏ kỳ vọng vào những đóng góp tích cực của Việt Nam cho cộng đồng quốc tế trong nhiệm kỳ sắp tới.
Báo chí quốc tế cũng đã dành nhiều trang viết cho sự kiện nổi bật này
Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward cũng chúc mừng Việt Nam trên trang Facebook cá nhân ngay sau khi kết quả bỏ phiếu được công bố. Đại sứ Gareth Ward viết: "Chúc mừng Việt nam sắp trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Anh sẽ hợp tác chặt chẽ với Việt Nam".
Đại sứ Australia tại Liên hợp quốc Gillian Bird chúc mừng 5 nước vừa được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021 bao gồm Việt Nam, Estonia, Niger, St Vincent và Grenadines, và Tunisia. Đối với Việt Nam, bà Gillian Bird bày tỏ hào hứng khi có thêm một thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sau Indonesia, có mặt trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Trên Twitter, bà viết: "Thật tuyệt vời khi có hai quốc gia láng giềng ASEAN là Việt Nam và Indonesia cùng có mặt trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 2020".
Gửi lời chúc mừng tới Việt Nam, đại sứ các nước tại Liên hợp quốc cũng bày tỏ kỳ vọng vào những đóng góp tích cực của Việt Nam cho cộng đồng quốc tế trong nhiệm kỳ sắp tới.
Báo chí quốc tế cũng đã dành nhiều trang viết cho sự kiện nổi bật này
Tờ Washington Times của Mỹ có bài viết nhận định: "Tầm quan trọng của Việt Nam đối với an ninh quốc tế đã tăng lên đáng kể sau Hội nghị cấp cao Diễn đàn kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) diễn ra tại Đà Nẵng. Và Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên mà Việt Nam là nước chủ nhà đã củng cố uy tín của nước này với tư cách nước hòa giải. Là ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam sẵn sàng sử dụng các kỹ năng ngoại giao mềm và cam kết hội nhập quốc tế". Hãng tin AP của Mỹ nêu rõ vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an có thể nâng cao vị thế của một quốc gia trong các vấn đề quốc tế và thành viên đó sẽ có tiếng nói mạnh mẽ trong các vấn đề an ninh và hòa bình cấp bách nhất thế giới.
Tờ China Daily của Trung Quốc cũng đưa tin về sự kiện, nêu rõ Việt Nam là đại diện duy nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương tham gia tranh cử và được ủng hộ với số phiếu rất cao sau cuộc bỏ phiếu kín. Trong số 5 thành viên mới được bầu, chỉ có Estonia và Saint Vincent và Grenadines chưa từng đảm nhiệm vai trò ủy viên không thường trực trong Hội đồng Bảo an.
Theo hãng tin Pháp AFP, Việt Nam, Estonia, Nigeria, Tunisia và quốc đảo Saint Vincent và Grenadines được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an trong phiên bỏ phiếu hôm 07-6. Việt Nam nhận được số phiếu bầu cao nhất trong 5 quốc gia với 192/193 thành viên ủng hộ. Đây là số phiếu ủng hộ cao kỷ lục trong một cuộc bỏ phiếu bầu ủy viên không thường trực cơ quan quyền lực của Liên hợp quốc. Nigeria và Tunisia cùng nhận được 191 phiếu bầu, Saint Vincent và Grenadines giành 185 phiếu, còn Estonia giành 132 phiếu sau cuộc bỏ phiếu vòng hai cạnh tranh với Romania.
Tờ Mainichi của Nhật Bản với tiêu đề "Việt Nam được bầu làm thành viên mới của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc" nêu rõ trước cuộc bỏ phiếu, Việt Nam đã ghi dấu ấn lớn khi là nước chủ nhà hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Việt Nam cũng luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy phát triển bền vững, giải quyết biến đổi khí hậu và thúc đẩy nhân quyền.
Ngày 08-6, trả lời phỏng vấn phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Nhật Bản, Thứ trưởng Nhật Bản Norikazu Suzuki nói: “Nhật Bản rất vui mừng khi Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và xin chúc mừng toàn thể người dân Việt Nam. Tôi mong muốn Việt Nam phát huy sự lãnh đạo đối với cộng đồng quốc tế trong việc ổn định nền hòa bình thế giới”. Thứ trưởng Suzuki cũng cho biết hiện nay, Nhật Bản đang thúc đẩy Tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Do đó, Nhật Bản “mong muốn cùng Việt Nam phát huy sự lãnh đạo tại khu vực ASEAN và châu Á-Thái Bình Dương vì sự ổn định và phồn vinh” của khu vực.
Trang mạng IANS của Ấn Độ ngày 08-6 nhấn mạnh trên cương vị mới được bầu, Việt Nam có thể góp phần làm thay đổi động lực của cơ quan quyền lực nhất Liên hợp quốc này, vốn đã tê liệt vì nhiều vấn đề quan trọng như Syria, Yemen và Venezuela. IANS dẫn lời Thứ trưởng, Đại sứ, Trưởng phái đoàn đại diện Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Đình Quý phát biểu với báo giới sau cuộc bỏ phiếu, khẳng định việc Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an cho thấy sự công nhận các nguyên tắc độc lập và hợp tác đang định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam sẽ nỗ lực không chỉ để đối phó với các thách thức truyền thống, mà cả các thách thức phi truyền thống mới nổi đối với an ninh quốc tế. Là quốc gia bước ra từ nhiều thập kỷ chiến tranh, Việt Nam sẽ đóng góp cho Hội đồng Bảo an từ những kinh nghiệm của mình về tái thiết, đặc biệt là trong việc xử lý bom mìn vốn gây ra không ít trường hợp tử vong tại nhiều khu vực.
Tờ China Daily của Trung Quốc cũng đưa tin về sự kiện, nêu rõ Việt Nam là đại diện duy nhất của khu vực châu Á - Thái Bình Dương tham gia tranh cử và được ủng hộ với số phiếu rất cao sau cuộc bỏ phiếu kín. Trong số 5 thành viên mới được bầu, chỉ có Estonia và Saint Vincent và Grenadines chưa từng đảm nhiệm vai trò ủy viên không thường trực trong Hội đồng Bảo an.
Theo hãng tin Pháp AFP, Việt Nam, Estonia, Nigeria, Tunisia và quốc đảo Saint Vincent và Grenadines được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an trong phiên bỏ phiếu hôm 07-6. Việt Nam nhận được số phiếu bầu cao nhất trong 5 quốc gia với 192/193 thành viên ủng hộ. Đây là số phiếu ủng hộ cao kỷ lục trong một cuộc bỏ phiếu bầu ủy viên không thường trực cơ quan quyền lực của Liên hợp quốc. Nigeria và Tunisia cùng nhận được 191 phiếu bầu, Saint Vincent và Grenadines giành 185 phiếu, còn Estonia giành 132 phiếu sau cuộc bỏ phiếu vòng hai cạnh tranh với Romania.
Tờ Mainichi của Nhật Bản với tiêu đề "Việt Nam được bầu làm thành viên mới của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc" nêu rõ trước cuộc bỏ phiếu, Việt Nam đã ghi dấu ấn lớn khi là nước chủ nhà hội nghị thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Việt Nam cũng luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương, thúc đẩy phát triển bền vững, giải quyết biến đổi khí hậu và thúc đẩy nhân quyền.
Ngày 08-6, trả lời phỏng vấn phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Nhật Bản, Thứ trưởng Nhật Bản Norikazu Suzuki nói: “Nhật Bản rất vui mừng khi Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và xin chúc mừng toàn thể người dân Việt Nam. Tôi mong muốn Việt Nam phát huy sự lãnh đạo đối với cộng đồng quốc tế trong việc ổn định nền hòa bình thế giới”. Thứ trưởng Suzuki cũng cho biết hiện nay, Nhật Bản đang thúc đẩy Tầm nhìn Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Do đó, Nhật Bản “mong muốn cùng Việt Nam phát huy sự lãnh đạo tại khu vực ASEAN và châu Á-Thái Bình Dương vì sự ổn định và phồn vinh” của khu vực.
Trang mạng IANS của Ấn Độ ngày 08-6 nhấn mạnh trên cương vị mới được bầu, Việt Nam có thể góp phần làm thay đổi động lực của cơ quan quyền lực nhất Liên hợp quốc này, vốn đã tê liệt vì nhiều vấn đề quan trọng như Syria, Yemen và Venezuela. IANS dẫn lời Thứ trưởng, Đại sứ, Trưởng phái đoàn đại diện Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Đình Quý phát biểu với báo giới sau cuộc bỏ phiếu, khẳng định việc Việt Nam được bầu làm ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an cho thấy sự công nhận các nguyên tắc độc lập và hợp tác đang định hướng chính sách đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam sẽ nỗ lực không chỉ để đối phó với các thách thức truyền thống, mà cả các thách thức phi truyền thống mới nổi đối với an ninh quốc tế. Là quốc gia bước ra từ nhiều thập kỷ chiến tranh, Việt Nam sẽ đóng góp cho Hội đồng Bảo an từ những kinh nghiệm của mình về tái thiết, đặc biệt là trong việc xử lý bom mìn vốn gây ra không ít trường hợp tử vong tại nhiều khu vực.
Đây là lần thứ 2 Việt Nam, quốc gia đại diện duy nhất cho nhóm các nước châu Á-Thái Bình Dương, nhận được sự ủng hộ của các quốc gia, vùng lãnh thổ thành viên Đại hội đồng Liên hợp quốc để đảm nhận trọng trách này, giúp Việt Nam phát huy những thành công trong nhiệm kỳ 10 năm trước, 2008-2009, và tiếp tục có những đóng góp tích cực, thực chất và có trách nhiệm đối với Liên hợp quốc nói chung và Hội đồng Bảo an nói riêng trong nhiệm kỳ 2020-2021.
Việt Nam bày tỏ sự cảm ơn tới cộng đồng quốc tế
Ngay sau khi trúng cử thứ trưởng Lê Hoài Trung trưởng đoàn Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ và phát biểu trước báo chí quốc tế. Theo Thứ trưởng Lê Hoài Trung, trong quá trình chuẩn bị, mặc dù đã có dự kiến Việt Nam đạt số phiếu cao nhưng cao như vậy thì cũng ít người nghĩ đến, chỉ thiếu 1 phiếu là đạt 100% số phiếu. Điều này cho thấy sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với đường lối độc lập, tự chủ, hòa bình, phát triển của Việt Nam và cũng đánh giá cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và đây cũng là sự nhìn nhận những thành tựu của Việt Nam trong quá trình đổi mới, đồng thời cũng cho thấy sức mạnh của Việt Nam và Việt Nam có vị trí rất đặc biệt trong trái tim của cộng đồng quốc tế.
Là người đã trực tiếp tham gia và chứng kiến cả 2 thời điểm quan trọng khi Việt Nam được bầu vào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Thứ trưởng Lê Hoài Trung nhận định, điểm chung của cả hai lần đều là việc chúng ta tham gia vào công việc Hội đồng Bảo an quan trọng, đặc biệt, và phức tạp. Nhưng điểm khác biệt đồng thời cũng là thuận lợi là lần này chúng ta có kinh nghiệm bởi đây là lần thứ 2 chúng ta tham gia. Tình hình thế giới hiện nay cũng phức tạp hơn so với trước đây, đó là tình hình Trung Đông, là sự khác biệt giữa các nước lớn, và khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện được cộng đồng quốc tế đánh giá là có nhiều rủi ro, thách thức đối với hòa bình, an ninh và những rủi ro này lớn hơn so với cách đây 10 năm khi chúng ta là ủy viên không thường trực lần đầu tiên. Tuy nhiên thuận lợi cũng rất nhiều vì Thứ trưởng Lê Hoài Trung chỉ ra rằng, cũng như cách đây ít năm, hòa bình, phát triển vẫn là xu thế và chúng ta đã có kinh nghiệm hơn, đặc biệt là đường lối đối ngoại hòa bình hợp tác và phát triển đa phương hóa đa dạng hóa của chúng ta và nhất là quan điểm lớn của chúng ta trên cộng đồng quốc tế, trên chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo An là được các nước ủng hộ, chính vì vậy các nước đã ủng hộ ta với số phiếu cao như vậy và so với cách đây 10 năm thì những thành tựu đổi mới của ta giờ đã được khẳng định.
Để có thể giải quyết tốt những thách thức đó, Thứ trưởng Lê Hoài Trung cho rằng, thứ nhất, Việt Nam phải dựa trên cơ sở thuận lợi đã có để nhìn nhận những thách thức bởi chúng ta sẽ phải chuẩn bị đưa ra những lập trường và quan điểm cụ thể trên các vấn đề tại Hội đồng Bảo an dựa trên đánh giá bối cảnh chung, đánh giá lợi ích các nước liên quan vấn đề đó như thế nào bởi 70-80% các vấn đề ở Hội đồng Bảo an là các vấn đề khu vực liên quan trực tiếp lợi ích quốc gia, lợi ích khu vực và đồng thời dựa trên quan điểm của chúng ta và dựa trên sự quan tâm của cộng đồng quốc tế bởi khi cam kết trở thành ủy viên Hội đồng Bảo an, chúng ta đã hứa với các thành viên Liên hợp quốc là chúng ta sẽ cân nhắc lợi ích, ưu tiên của họ trước khi đưa ra quyết định.
Là người đã trực tiếp tham gia và chứng kiến cả 2 thời điểm quan trọng khi Việt Nam được bầu vào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Thứ trưởng Lê Hoài Trung nhận định, điểm chung của cả hai lần đều là việc chúng ta tham gia vào công việc Hội đồng Bảo an quan trọng, đặc biệt, và phức tạp. Nhưng điểm khác biệt đồng thời cũng là thuận lợi là lần này chúng ta có kinh nghiệm bởi đây là lần thứ 2 chúng ta tham gia. Tình hình thế giới hiện nay cũng phức tạp hơn so với trước đây, đó là tình hình Trung Đông, là sự khác biệt giữa các nước lớn, và khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện được cộng đồng quốc tế đánh giá là có nhiều rủi ro, thách thức đối với hòa bình, an ninh và những rủi ro này lớn hơn so với cách đây 10 năm khi chúng ta là ủy viên không thường trực lần đầu tiên. Tuy nhiên thuận lợi cũng rất nhiều vì Thứ trưởng Lê Hoài Trung chỉ ra rằng, cũng như cách đây ít năm, hòa bình, phát triển vẫn là xu thế và chúng ta đã có kinh nghiệm hơn, đặc biệt là đường lối đối ngoại hòa bình hợp tác và phát triển đa phương hóa đa dạng hóa của chúng ta và nhất là quan điểm lớn của chúng ta trên cộng đồng quốc tế, trên chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo An là được các nước ủng hộ, chính vì vậy các nước đã ủng hộ ta với số phiếu cao như vậy và so với cách đây 10 năm thì những thành tựu đổi mới của ta giờ đã được khẳng định.
Để có thể giải quyết tốt những thách thức đó, Thứ trưởng Lê Hoài Trung cho rằng, thứ nhất, Việt Nam phải dựa trên cơ sở thuận lợi đã có để nhìn nhận những thách thức bởi chúng ta sẽ phải chuẩn bị đưa ra những lập trường và quan điểm cụ thể trên các vấn đề tại Hội đồng Bảo an dựa trên đánh giá bối cảnh chung, đánh giá lợi ích các nước liên quan vấn đề đó như thế nào bởi 70-80% các vấn đề ở Hội đồng Bảo an là các vấn đề khu vực liên quan trực tiếp lợi ích quốc gia, lợi ích khu vực và đồng thời dựa trên quan điểm của chúng ta và dựa trên sự quan tâm của cộng đồng quốc tế bởi khi cam kết trở thành ủy viên Hội đồng Bảo an, chúng ta đã hứa với các thành viên Liên hợp quốc là chúng ta sẽ cân nhắc lợi ích, ưu tiên của họ trước khi đưa ra quyết định.
Thứ hai là chúng ta phải có cơ chế phối hợp, cơ chế báo cáo bởi công việc đối ngoại của chúng ta đặt dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, và trong quá trình trao đổi với các quốc gia để có sự ủng hộ của họ thì lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta đã trực tiếp chỉ đạo, trực tiếp tham gia vào quá trình này. Thứ ba là làm sao cũng chuẩn bị được nguồn nhân lực trong cả một quá trình kéo dài 2 năm trong khi khối lượng công việc ở Hội đồng Bảo an hiện tăng gấp hai đến ba lần so với trước đây, cho nên cần có sự phối hợp giữa các bộ ngành có liên quan, cơ chế báo cáo lãnh đạo như thế nào, phối hợp giữa các đơn vị trong bộ ngoại giao và phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc.
Cùng với Estonia - đại diện Đông Âu, Saint Vincent và Grenadines - đại diện Nam Mỹ, Tunisia và Niger - đại diện châu Phi, Việt Nam - với tư cách đại diện cho khối nước châu Á- Thái Bình Dương, sẽ chính thức đảm nhiệm công việc tại Hội đồng Bảo an từ ngày từ 01-01-2020. Với những kinh nghiệm đã có từ nhiệm kỳ 2008-2009, cộng với sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và quyết tâm của mình, Việt Nam, ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021, hoàn toàn có đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc tế mới, đáp ứng kỳ vọng của tất cả các nước đã ủng hộ và bỏ phiếu cho mình./.
Cùng với Estonia - đại diện Đông Âu, Saint Vincent và Grenadines - đại diện Nam Mỹ, Tunisia và Niger - đại diện châu Phi, Việt Nam - với tư cách đại diện cho khối nước châu Á- Thái Bình Dương, sẽ chính thức đảm nhiệm công việc tại Hội đồng Bảo an từ ngày từ 01-01-2020. Với những kinh nghiệm đã có từ nhiệm kỳ 2008-2009, cộng với sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế và quyết tâm của mình, Việt Nam, ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2020-2021, hoàn toàn có đủ khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc tế mới, đáp ứng kỳ vọng của tất cả các nước đã ủng hộ và bỏ phiếu cho mình./.
Kỷ niệm 60 năm thành lập Học viện Hành chính Quốc gia  (08/06/2019)
Thủ tướng: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, sai trái  (07/06/2019)
Đại biểu Quốc hội chỉ ra nguyên nhân nhiều vụ án tham nhũng bị kéo dài  (07/06/2019)
Nỗ lực thực thi cam kết liên quan đến lao động trong CPTPP  (07/06/2019)
Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở vững mạnh - khâu đột phá thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XII của Công đoàn Việt Nam  (07/06/2019)
Ngôi vị thứ 3 trong top 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030  (07/06/2019)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên