Kỷ niệm 60 năm thành lập Học viện Hành chính Quốc gia
Học viện Hành chính Quốc gia được thành lập ngày 29-5-1959, với tên ban đầu là Trường Hành chính, trực thuộc Bộ Nội vụ; từ 1961-1987 là Trường Hành chính Trung ương; từ 1990-1992 là Trường Hành chính Quốc gia; từ 1992 được đổi tên là Học viện Hành chính Quốc gia; từ 2007-2013 sáp nhập với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thành Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, với tên gọi là Học viện Hành chính; từ 2014 đến nay là Học viện Hành chính Quốc gia. Trong chặng đường gần 60 năm xây dựng và phát triển, Học viện có hơn 25 năm trực thuộc Chính phủ.
Hiện nay, Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập hạng đặc biệt, trung tâm quốc gia đào tạo bồi dưỡng năng lực về hành chính, lãnh đạo, quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức; đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học và tư vấn trong lĩnh vực quản lý công, chính sách công.
Trong 60 năm qua, Học viện đã tổ chức bồi dưỡng về năng lực quản lý nhà nước cho hàng chục vạn lượt cán bộ, công chức, viên chức; lực lượng vũ trang; doanh nghiệp nhà nước. Nhiều người trong số họ đã trở thành cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước, của bộ, ngành, địa phương. Tới năm 2017, đã có hàng chục ngàn sinh viên, hàng ngàn thạc sĩ và hàng trăm tiến sĩ tốt nghiệp, cung cấp cho hệ thống chính trị và xã hội nhân lực chất lượng cao về quản lý công.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trao Huân chương Lao động hạng Nhì của Chủ tịch nước tặng Học viện Hành chính Quốc gia.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới tập thể lãnh đạo, giảng viên và người lao động của Học viện Hành chính Quốc gia qua các thời kỳ.
Thủ tướng nhấn mạnh, 60 năm qua, tập thể lãnh đạo, giảng viên, người lao động của Học viện đã nỗ lực phấn đấu, chung sức, đồng lòng để xây dựng Học viện ngày một lớn mạnh, đã đào tạo, bồi dưỡng nhiều thế hệ cán bộ lãnh đạo, quản lý và công chức, viên chức trong cả nước, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Việt Nam.
Thủ tướng đánh giá các kết quả nghiên cứu khoa học về hành chính, quản lý nhà nước đã cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn, giúp Đảng, Nhà nước xây dựng và ban hành thể chế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Học viện cũng đã tích cực sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản đội ngũ viên chức, người lao động. Nhiều học viên đã trở thành nhà lãnh đạo, nhà quản lý uy tín, giữ trọng trách trong các cơ quan Đảng và Nhà nước ở cả trung ương và nhiều địa phương.
Thủ tướng Chính phủ căn dặn tập thể lãnh đạo, giảng viên, người lao động của Học viện luôn ghi nhớ đến công lao to lớn của các thế hệ lãnh đạo, giảng viên, người lao động của Học viện qua các thời kỳ đã đóng góp tâm huyết, trí tuệ trong công tác giảng dạy, học tập và xây dựng Học viện ngày một phát triển.
Đứng trước thời cơ mới, thử thách mới, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Học viện Hành chính Quốc gia cần phải thay đổi tư duy, luôn sáng tạo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập để xây dựng một nền hành chính kiến tạo, phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh lưu niệm với cán bộ, giảng viên Học viện.
Thủ tướng đề nghị Học viện cần xác định mục tiêu phát triển gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, làm việc hiệu quả trong môi trường hội nhập sâu rộng và cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Bồi dưỡng kiến thức cần song hành với bồi dưỡng nhân cách, chú trọng hình thành và phát triển tư duy quản trị hành chính phù hợp với yêu cầu xây dựng quốc gia khởi nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tác nghiệp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trung thành với Đảng, Nhà nước, có tính chuyên nghiệp cao, tận tụy phục vụ nhân dân.
Thông qua công tác đào tạo, Học viện cần phải chuyển tải, khơi thông và truyền bá tư duy hành chính liêm chính, hành chính phục vụ, hành chính kiến tạo trong toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cả nước.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh việc khắc phục các yếu kém, tồn tại, bất cập đối với cán bộ, công chức, viên chức phục vụ cơ quan hành chính các cấp trong công tác xây dựng soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; truyền đạt nội dung chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành tới nhân dân rõ nghĩa, rõ ý, dễ hiểu, dễ vận dụng.
Thủ tướng yêu cầu Học viện cần đổi mới toàn diện chương trình, tài liệu bồi dưỡng, trang bị những kiến thức, kỹ năng mà cán bộ, công chức cần phải có để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước hiện nay và nhiều năm tiếp theo. Cùng với đó là đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, xóa nhòa những giới hạn về không gian, thời gian trong bồi dưỡng cán bộ, công chức bằng các hình thức đào tạo phù hợp, tạo điều kiện để cán bộ, công chức ở mọi nơi, mọi lúc có thể tiếp cận bồi dưỡng kiến thức quản lý sát thực tiễn cuộc sống.
Thủ tướng cũng đề nghị Học viện đẩy mạnh hơn nữa khâu đào tạo sau đại học, góp phần xây dựng đội ngũ chuyên gia, các nhà quản lý có tư duy đổi mới, tiên phong, có tri thức quản lý khoa học, có khả năng ứng dụng các công cụ quản trị hiện đại vào hoạt động công vụ, có khả năng làm việc trong môi trường quốc tế.
Bên cạnh đó là nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học và tư vấn. Nghiên cứu khoa học cần gắn liền với thực tiễn công tác đào tạo bồi dưỡng của Học viện, đồng thời đưa ra những dự báo, tư vấn về chính sách quản lý hành chính cho Đảng, Nhà nước.
Học viện cần chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy không chỉ có trình độ chuyên môn giỏi mà còn phải nắm chắc thực tiễn hơn nữa, sát thực tế hơn nữa, có năng lực sáng tạo, có phẩm chất đạo đức và bản lĩnh chính trị vững vàng.
Chia sẻ với các học viên, sinh viên của Học viện, Thủ tướng đề nghị cần tranh thủ thời gian, tận dụng mọi điều kiện để học, để đọc, nghe, trao đổi, thảo luận, phát huy tính chủ động, ý thức tự giác, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo; học đi đôi với hành, gắn kiến thức cơ bản với kiến thức ứng dụng để vận dụng vào hoạt động thực tiễn, xử lý đúng các tình huống công việc, trở thành cán bộ ưu tú về trí tuệ và đạo đức, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng và bộ máy chính quyền các cấp.
Thủ tướng mong các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên đã từng công tác, học tập tại Học viện luôn cố gắng, phát huy tài năng, sức sáng tạo, đóng góp nhiều hơn nữa cho đất nước./.
Thủ tướng: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, sai trái  (07/06/2019)
Đại biểu Quốc hội chỉ ra nguyên nhân nhiều vụ án tham nhũng bị kéo dài  (07/06/2019)
Nỗ lực thực thi cam kết liên quan đến lao động trong CPTPP  (07/06/2019)
Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở vững mạnh - khâu đột phá thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XII của Công đoàn Việt Nam  (07/06/2019)
Ngôi vị thứ 3 trong top 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030  (07/06/2019)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay