Ngôi vị thứ 3 trong top 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030
13:54, ngày 07-06-2019
TCCSĐT - Theo báo cáo của HSBC Holdings Plc hồi tháng 10-2018 về tình hình kinh tế của Ấn Độ, quốc gia có số dân lớn thứ 2 trên thế giới hoàn toàn có thể vượt qua Nhật Bản để nắm giữ vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng các nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2030(1). Thậm chí, Hãng tin Bloomberg ngày 09-01-2019 còn dự báo lạc quan hơn khi cho rằng “Ấn Độ sẽ vượt Mỹ để đứng thứ 2 thế giới, với GDP 46.300 tỷ USD”(2) (Trung Quốc 64.000 tỷ USD, Mỹ 31.000 tỷ USD), khiến giới nghiên cứu và dư luận quan tâm.
Từ chính sách “Ấn Độ trước tiên”…
“Ấn Độ trước tiên” là chính sách mới được Thủ tướng Narendra Modi khẳng định trong một bài phát biểu tại bang Andhra Pradesh hôm 02-01-2019 được Hãng thông tấn PTI của Ấn Độ đưa tin. Thủ tướng Narendra Modi khẳng định: “Ấn Độ trước tiên”(3) là khẩu hiệu đơn giản định hướng cho chính sách đối ngoại của chính quyền New Delhi do ông lãnh đạo.
Thủ tướng Narendra Modi đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh Ấn Độ đang nổi lên như một quốc gia có vai trò lãnh đạo toàn cầu với dân số trên 1,3 tỷ người và lần đầu tiên trong 20 năm qua, Ấn Độ đã vượt Trung Quốc về thu hút nguồn vốn FDI thế giới. Theo đó, Nhật Bản cũng đầu tư 35 tỷ USD vào phát triển năng lượng và cơ sở hạ tầng của Ấn Độ, ngoài việc tăng gấp đôi FDI trong vòng 5 năm từ 2015-2020. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe còn cam kết Ấn Độ sẽ trở thành trụ cột trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Tokyo.
Đối với Mỹ, tuy Ấn Độ không gia nhập bất kỳ chiến lược lớn nào với Washington, nhưng New Delhi luôn muốn hợp tác song phương về thương mại, đầu tư và hợp tác an ninh với Mỹ. Ấn Độ cũng mở rộng hợp tác kinh tế với Việt Nam cả trong lĩnh vực mới như công nghệ, kinh tế số và các ngành truyền thống như nông nghiệp, dược phẩm.
Theo giới chuyên gia phân tích, Ấn Độ sẽ tận dụng cơ hội khi các nước phát triển châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia chọn nước này làm điểm đến nhằm hạn chế tác động từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Mặc dù Ấn Độ không nằm trong khu vực Đông Nam Á, nhưng vẫn được Seoul đánh giá là “đối tác chủ chốt cho các hoạt động hợp tác” trong tương lai, kể cả trong “Chính sách hướng Nam” của Hàn Quốc.
Năm 2017, Australia đã công bố “Chiến lược Kinh tế Ấn Độ”, đặt mục tiêu biến Ấn Độ trở thành một trong ba thị trường xuất khẩu và là địa điểm đầu tư lớn thứ ba của nước này(4).
Đối với châu Phi, nhằm xây dựng ảnh hưởng tại châu lục này, Ấn Độ đã đẩy mạnh phát triển mối quan hệ với các nước trong khu vực. Theo đó, Ấn Độ đã cung cấp cho các nước châu Phi hơn 1 tỷ USD để hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo nhân viên thuộc Chương trình Hợp tác Kinh tế Kỹ thuật Ấn Độ (ITEC).
Ấn Độ còn cùng với Nhật bản đề xuất sáng kiến “Hành lang tăng trưởng Á - Phi” (AAGC), đặt các ưu tiên vào phát triển nông thôn, nông nghiệp, năng lượng, giáo dục, phát triển kỹ năng và cải thiện chất lượng sống tại châu Phi. Ấn Độ cũng đã triển khai chương trình miễn thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm đến từ các nước kém phát triển nhất của châu Phi, đồng thời cam kết chi 7,5 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng với 137 dự án tại hơn 40 quốc gia thuộc châu lục này.
Theo tính toán của các chuyên gia, Ấn Độ hiện tại đã mạnh mẽ, tự tin hơn trong việc khẳng định họ là một trong những quốc gia “kết nối” toàn cầu. Mặc dù chương trình “Made in India” vẫn chưa tiến triển nhiều trong thời gian vừa qua, tuy nhiên, nội hàm của chính sách “Ấn Độ trước tiên” khi được thực hiện có thể là những giải pháp đột phá để hiện thực hóa tham vọng của Thủ tướng Narendra Modi là đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế thứ ba thế giới chỉ đứng sau Trung Quốc và Mỹ(1).
Đến chương trình “Made in India”…
Với chương trình mang tên “Made in India”, New Delhi muốn trở thành một trung tâm sản xuất toàn cầu. Thủ tướng Narendra Modi đã chủ trương đơn giản hóa thủ tục và cải thiện môi trường kinh doanh. Chính phủ Ấn Độ xác định 25 lĩnh vực trọng yếu(5) gồm nhiều lĩnh vực như linh kiện ô tô, hàng không, công nghệ sinh học, hóa chất, điện tử, chế biến thực phẩm, công nghệ thông tin, khai thác mỏ, phát triển đường bộ, đường cao tốc... Mục tiêu của kế hoạch này là biến Ấn Độ thành trung tâm công nghiệp toàn cầu, khuyến khích các công ty trong lẫn ngoài nước sản xuất sản phẩm ngay tại Ấn Độ, thu hút vốn đầu tư quốc tế và tạo thêm hàng triệu việc làm cho người dân.
Trong quan hệ thương mại, Ấn Độ thực hiện chiến lược tiếp cận hoàn toàn mới, nhất là trong đàm phán các FTA. Theo đó, nước này đã thành lập 2 cơ quan độc lập để chuẩn bị một mô hình thương lượng FTA. Hai cơ quan này sẽ tham vấn với tất cả các bên liên quan và chuẩn bị các dữ liệu có thể được sử dụng trong các cuộc thương lượng, theo hướng mang lại lợi ích cho cả các bên, Ấn Độ và đối tác.
Với phương pháp tiếp cận khẳng định nền độc lập, đồng thời tăng cường hợp tác đa phương, Ấn Độ đã thuyết phục và Bắc Kinh cam kết đầu tư hàng chục tỷ USD vào các lĩnh vực sản xuất và cơ sở hạ tầng, nhất trí xây dựng kết nối đường sắt cao tốc và xây dựng hai khu công nghiệp tại các bang Gujarat và Maharashtra của Ấn Độ. Và để hiện thực hóa chương trình kinh tế, Ấn Độ đã tính toán chuyển trọng tâm sang khu vực láng giềng lân cận và các nước lớn khác tại châu Á như: Nhật Bản, Trung Quốc và Australia, cũng như nhóm các nước khác trong các nền kinh tế lớn mới nổi BRICS (Brazil, Nga, Trung Quốc và Nam Phi); ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng lân cận; thực hiện chính sách “hành động hướng Đông”; tham gia Đông Á; sử dụng chiến lược mới trong đàm phán FTA...
Hiện nay, tốc độ tăng trưởng GDP của Ấn Độ đang tiến dần đến mốc 10%. Năm 2017, GDP của Ấn Độ đã đạt 2.597 tỷ USD và được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo đạt tăng trưởng 7,3% trong năm 2018 và 7,5% trong năm 2019. Trong 10 năm qua, GDP tăng gấp đôi đã biến Ấn Độ trở thành một trong những nền kinh tế mới nổi tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Tính đến tháng 7-2018, Ấn Độ đã vượt qua Pháp để trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới(2). Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Arun Jaitley còn bày tỏ lạc quan với khả năng nước này sẽ vượt Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới vào năm 2019. Trong khi đó, Thủ tướng Narendra Modi rất tự tin và khẳng định: “Nền kinh tế của chúng tôi được ví là con voi đang bắt đầu chạy. Tôi tin rằng chúng tôi đang chạy đúng hướng”(6).
Như vậy, trong bối cảnh trật tự thế giới mới đang chuyển động từ định hướng sang định hình, cuộc chạy đua chiếm ngôi vị xứng đáng trong TOP đầu của các nền kinh tế thế giới có ý nghĩa rất quan trọng. Ấn Độ là một trong số các cường quốc tham gia cuộc cạnh tranh quyết liệt này. Vì thế, câu trả lời Ấn Độ liệu có đạt ngôi vị thứ ba trong TOP 5 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu cũng không phải là không thể./.
---------------------------------
Tài liệu tham khảo
1. https://baomoi.com: Bảng xếp hạng các nền kinh tế lớn nhất thế giới: Ấn Độ sẽ vượt Nhật Bản vào năm 2030? 27-10-2018
2. https://tuoitre.vn: Kinh tế Indonesia sẽ đứng thứ tư thế giới vào năm 2030. 09-01-2019
3. http://dnrtv.org.vn: Thủ tướng Modi khẳng định chính sách "Ấn Độ trước tiên" 03-01-2019
4. https://vietnambiz.vn: 'Ai thắng ai' trong ngôi vị TOP 5 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu? 15-01-2019
5. http://cis.org.vn: Chính sách Kinh tế của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và gợi mở một số hướng hợp tác kinh tế với Việt Nam (Phần 2). 14-3-2016
6. http://daibieunhandan.vn: Ấn Độ sẽ vượt Nhật Bản vào năm 2030?. 27-10-2019
“Ấn Độ trước tiên” là chính sách mới được Thủ tướng Narendra Modi khẳng định trong một bài phát biểu tại bang Andhra Pradesh hôm 02-01-2019 được Hãng thông tấn PTI của Ấn Độ đưa tin. Thủ tướng Narendra Modi khẳng định: “Ấn Độ trước tiên”(3) là khẩu hiệu đơn giản định hướng cho chính sách đối ngoại của chính quyền New Delhi do ông lãnh đạo.
Thủ tướng Narendra Modi đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh Ấn Độ đang nổi lên như một quốc gia có vai trò lãnh đạo toàn cầu với dân số trên 1,3 tỷ người và lần đầu tiên trong 20 năm qua, Ấn Độ đã vượt Trung Quốc về thu hút nguồn vốn FDI thế giới. Theo đó, Nhật Bản cũng đầu tư 35 tỷ USD vào phát triển năng lượng và cơ sở hạ tầng của Ấn Độ, ngoài việc tăng gấp đôi FDI trong vòng 5 năm từ 2015-2020. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe còn cam kết Ấn Độ sẽ trở thành trụ cột trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Tokyo.
Đối với Mỹ, tuy Ấn Độ không gia nhập bất kỳ chiến lược lớn nào với Washington, nhưng New Delhi luôn muốn hợp tác song phương về thương mại, đầu tư và hợp tác an ninh với Mỹ. Ấn Độ cũng mở rộng hợp tác kinh tế với Việt Nam cả trong lĩnh vực mới như công nghệ, kinh tế số và các ngành truyền thống như nông nghiệp, dược phẩm.
Theo giới chuyên gia phân tích, Ấn Độ sẽ tận dụng cơ hội khi các nước phát triển châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia chọn nước này làm điểm đến nhằm hạn chế tác động từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Mặc dù Ấn Độ không nằm trong khu vực Đông Nam Á, nhưng vẫn được Seoul đánh giá là “đối tác chủ chốt cho các hoạt động hợp tác” trong tương lai, kể cả trong “Chính sách hướng Nam” của Hàn Quốc.
Năm 2017, Australia đã công bố “Chiến lược Kinh tế Ấn Độ”, đặt mục tiêu biến Ấn Độ trở thành một trong ba thị trường xuất khẩu và là địa điểm đầu tư lớn thứ ba của nước này(4).
Đối với châu Phi, nhằm xây dựng ảnh hưởng tại châu lục này, Ấn Độ đã đẩy mạnh phát triển mối quan hệ với các nước trong khu vực. Theo đó, Ấn Độ đã cung cấp cho các nước châu Phi hơn 1 tỷ USD để hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo nhân viên thuộc Chương trình Hợp tác Kinh tế Kỹ thuật Ấn Độ (ITEC).
Ấn Độ còn cùng với Nhật bản đề xuất sáng kiến “Hành lang tăng trưởng Á - Phi” (AAGC), đặt các ưu tiên vào phát triển nông thôn, nông nghiệp, năng lượng, giáo dục, phát triển kỹ năng và cải thiện chất lượng sống tại châu Phi. Ấn Độ cũng đã triển khai chương trình miễn thuế nhập khẩu đối với một số sản phẩm đến từ các nước kém phát triển nhất của châu Phi, đồng thời cam kết chi 7,5 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng với 137 dự án tại hơn 40 quốc gia thuộc châu lục này.
Theo tính toán của các chuyên gia, Ấn Độ hiện tại đã mạnh mẽ, tự tin hơn trong việc khẳng định họ là một trong những quốc gia “kết nối” toàn cầu. Mặc dù chương trình “Made in India” vẫn chưa tiến triển nhiều trong thời gian vừa qua, tuy nhiên, nội hàm của chính sách “Ấn Độ trước tiên” khi được thực hiện có thể là những giải pháp đột phá để hiện thực hóa tham vọng của Thủ tướng Narendra Modi là đưa Ấn Độ trở thành nền kinh tế thứ ba thế giới chỉ đứng sau Trung Quốc và Mỹ(1).
Đến chương trình “Made in India”…
Với chương trình mang tên “Made in India”, New Delhi muốn trở thành một trung tâm sản xuất toàn cầu. Thủ tướng Narendra Modi đã chủ trương đơn giản hóa thủ tục và cải thiện môi trường kinh doanh. Chính phủ Ấn Độ xác định 25 lĩnh vực trọng yếu(5) gồm nhiều lĩnh vực như linh kiện ô tô, hàng không, công nghệ sinh học, hóa chất, điện tử, chế biến thực phẩm, công nghệ thông tin, khai thác mỏ, phát triển đường bộ, đường cao tốc... Mục tiêu của kế hoạch này là biến Ấn Độ thành trung tâm công nghiệp toàn cầu, khuyến khích các công ty trong lẫn ngoài nước sản xuất sản phẩm ngay tại Ấn Độ, thu hút vốn đầu tư quốc tế và tạo thêm hàng triệu việc làm cho người dân.
Trong quan hệ thương mại, Ấn Độ thực hiện chiến lược tiếp cận hoàn toàn mới, nhất là trong đàm phán các FTA. Theo đó, nước này đã thành lập 2 cơ quan độc lập để chuẩn bị một mô hình thương lượng FTA. Hai cơ quan này sẽ tham vấn với tất cả các bên liên quan và chuẩn bị các dữ liệu có thể được sử dụng trong các cuộc thương lượng, theo hướng mang lại lợi ích cho cả các bên, Ấn Độ và đối tác.
Với phương pháp tiếp cận khẳng định nền độc lập, đồng thời tăng cường hợp tác đa phương, Ấn Độ đã thuyết phục và Bắc Kinh cam kết đầu tư hàng chục tỷ USD vào các lĩnh vực sản xuất và cơ sở hạ tầng, nhất trí xây dựng kết nối đường sắt cao tốc và xây dựng hai khu công nghiệp tại các bang Gujarat và Maharashtra của Ấn Độ. Và để hiện thực hóa chương trình kinh tế, Ấn Độ đã tính toán chuyển trọng tâm sang khu vực láng giềng lân cận và các nước lớn khác tại châu Á như: Nhật Bản, Trung Quốc và Australia, cũng như nhóm các nước khác trong các nền kinh tế lớn mới nổi BRICS (Brazil, Nga, Trung Quốc và Nam Phi); ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng lân cận; thực hiện chính sách “hành động hướng Đông”; tham gia Đông Á; sử dụng chiến lược mới trong đàm phán FTA...
Hiện nay, tốc độ tăng trưởng GDP của Ấn Độ đang tiến dần đến mốc 10%. Năm 2017, GDP của Ấn Độ đã đạt 2.597 tỷ USD và được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo đạt tăng trưởng 7,3% trong năm 2018 và 7,5% trong năm 2019. Trong 10 năm qua, GDP tăng gấp đôi đã biến Ấn Độ trở thành một trong những nền kinh tế mới nổi tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Tính đến tháng 7-2018, Ấn Độ đã vượt qua Pháp để trở thành nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới(2). Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Arun Jaitley còn bày tỏ lạc quan với khả năng nước này sẽ vượt Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới vào năm 2019. Trong khi đó, Thủ tướng Narendra Modi rất tự tin và khẳng định: “Nền kinh tế của chúng tôi được ví là con voi đang bắt đầu chạy. Tôi tin rằng chúng tôi đang chạy đúng hướng”(6).
Như vậy, trong bối cảnh trật tự thế giới mới đang chuyển động từ định hướng sang định hình, cuộc chạy đua chiếm ngôi vị xứng đáng trong TOP đầu của các nền kinh tế thế giới có ý nghĩa rất quan trọng. Ấn Độ là một trong số các cường quốc tham gia cuộc cạnh tranh quyết liệt này. Vì thế, câu trả lời Ấn Độ liệu có đạt ngôi vị thứ ba trong TOP 5 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu cũng không phải là không thể./.
---------------------------------
Tài liệu tham khảo
1. https://baomoi.com: Bảng xếp hạng các nền kinh tế lớn nhất thế giới: Ấn Độ sẽ vượt Nhật Bản vào năm 2030? 27-10-2018
2. https://tuoitre.vn: Kinh tế Indonesia sẽ đứng thứ tư thế giới vào năm 2030. 09-01-2019
3. http://dnrtv.org.vn: Thủ tướng Modi khẳng định chính sách "Ấn Độ trước tiên" 03-01-2019
4. https://vietnambiz.vn: 'Ai thắng ai' trong ngôi vị TOP 5 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu? 15-01-2019
5. http://cis.org.vn: Chính sách Kinh tế của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và gợi mở một số hướng hợp tác kinh tế với Việt Nam (Phần 2). 14-3-2016
6. http://daibieunhandan.vn: Ấn Độ sẽ vượt Nhật Bản vào năm 2030?. 27-10-2019
Việt Nam ứng cử Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc: Đối tác vì một nền hòa bình bền vững  (07/06/2019)
Diễn đàn Doanh nghiệp Italia - ASEAN  (06/06/2019)
Quốc hội hoàn thành phiên chất vấn và trả lời chất vấn  (06/06/2019)
Thủ tướng Cộng hòa Italy kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam  (06/06/2019)
Tiếp tục phiên trả lời về nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch  (06/06/2019)
Chuẩn bị và tổ chức thật tốt đại hội đảng bộ các cấp  (06/06/2019)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay