Việt Nam dự kỳ họp 192 Hội đồng chấp hành UNESCO
Đây là lời khẳng định của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, trong bài phát biểu tại phiên họp chính thức Hội đồng chấp hành UNESCO diễn ra ngày 30-9 tại thủ đô Paris (Pháp).
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, tại kỳ họp lần thứ 192 diễn ra từ ngày 24-9 đến ngày 11-10 tại Paris, Hội đồng chấp hành UNESCO đề cập nhiều vấn đề, trong đó tập trung thảo luận chiến lược phát triển trung hạn và tiếp tục tiến hành cải cách các hoạt động của tổ chức này trong bối cảnh nguồn ngân sách bị thu hẹp, đồng thời bàn vấn đề bầu cử Tổng Giám đốc UNESCO nhiệm kỳ 2013 - 2017.
Trên thực tế, UNESCO đang trải qua một giai đoạn khó khăn do khủng hoảng kinh tế thế giới, đặc biệt trong hai năm vừa qua Mỹ không đóng tiền niên liễm với cái cớ có sự hiện diện của Palestine tại UNESCO. Đây là một khó khăn cho hoạt động của UNESCO nói chung và công tác điều hành của bà Tổng Giám đốc Bokova nói riêng.
Tuy nhiên, qua hội thảo cũng như các trao đổi tại kỳ họp, các thành viên Hội đồng chấp hành đều đánh giá UNESCO vẫn tiếp tục giữ vững được uy tín cũng như vị trí của mình đối với tất cả các quốc gia thành viên, trong lĩnh vực khoa học, giáo dục và văn hóa. Các thành viên cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với chương trình cải cách hiệu quả của Tổng Giám đốc Bokova và quyết tâm đẩy mạnh các cải cách trong những thời gian tới để phát huy những thành quả đạt được trong những năm qua.
Trong bài phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn nêu rõ, Việt Nam hoan nghênh UNESCO tiếp tục dành ưu tiên cho Giáo dục phục vụ mọi người (EFA) cũng như Giáo dục vì Phát triển bền vững (ESD). Về phần mình, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc triển khai EFA và ESD, đồng thời, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm. Dự án “Sáng kiến giáo dục vì sự phát triển bền vững”, mô hình hợp tác 3 bên do UNESCO phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam triển khai và được Samsung tài trợ đang phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên trong bảo vệ môi trường.
Trong lĩnh vực văn hóa, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn nhấn mạnh các danh hiệu di sản vật thể và phi vật thể của UNESCO có tác động tích cực đối với việc nâng cao nhận thức của người dân trong việc giữ gìn và phát huy giá trị của di sản.
Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng kỷ niệm 10 năm Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (Công ước 2003) tháng 6-2013, Việt Nam đã tổ chức Festival di sản Quảng Nam với sự tham dự của các đoàn nghệ thuật đến từ các quốc gia ASEAN, thể hiện cam kết cấp cao của Việt Nam đối với việc thực thi Công ước và đưa tinh thần của Công ước đến với từng địa phương.
Tháng 12-2013, Việt Nam sẽ tổ chức Festival di sản UNESCO Việt Nam - ASEAN tại tỉnh Lâm Đồng nhằm tôn vinh các di sản vật thể và phi vật thể của các quốc gia ASEAN. Trong lĩnh vực Khoa học và Thông tin, Việt Nam đánh giá cao một số chương trình và sáng kiến của UNESCO như Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB), Chương trình Ký ức Thế giới (MOW), Chương trình nước và sáng kiến Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu (Géopark).
Trước khi diễn ra phiên họp chính thức Hội đồng chấp hành, Tổng Giám đốc UNESCO đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn. Tại cuộc gặp, bà Bokova cho rằng, đóng góp tích cực và mang tính xây dựng của Việt Nam đối với hoạt động của UNESCO trong những năm qua được các thành viên của Hội đồng chấp hành ghi nhận và đánh giá rất cao.
Với các di sản văn hóa được thế giới vinh danh trong tất cả các lĩnh vực, Việt Nam xứng đáng là một trụ cột trong tổ chức khu vực ASEAN. Việc Việt Nam sẽ tổ chức Festival di sản UNESCO Việt Nam - ASEAN là sự kiện quan trọng trong việc tăng cường liên kết ASEAN, đặc biệt trong lĩnh vực di sản văn hóa.
Bà Bokova bày tỏ những tình cảm sâu đậm dành cho Việt Nam, đất nước mà bà đã tới thăm hai lần trong nhiệm kỳ Tổng Giám đốc. Bà Bokova hy vọng là trong thời gian sắp tới, Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy vai trò của mình trong việc bảo tồn và phát huy các di sản thiên nhiên, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể để xứng đáng với vị thế của mình, xứng đáng với sự tin cậy mà bạn bè quốc tế đã dành cho Việt Nam./.
Thủ tướng chỉ đạo chủ động khắc phục hậu quả cơn bão số 10  (01/10/2013)
Hợp tác kinh tế Việt Nam - Italy đang có bước tiến mạnh mẽ  (01/10/2013)
Khắc phục bệnh thành tích, thiếu chính xác trong công tác thống kê  (01/10/2013)
Chủ tịch nước sẽ dự Hội nghị APEC 21 tại Indonesia  (01/10/2013)
Công nhận khu ủy Tây Bắc là di tích lịch sử quốc gia  (01/10/2013)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay