Công nhận khu ủy Tây Bắc là di tích lịch sử quốc gia
Tháng 5-1952, để chuẩn bị giải phóng khu Tây Bắc khỏi sự chiếm đóng của thực dân Pháp, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định tách 4 tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu và Sơn La khỏi Liên khu Việt Bắc và đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Khu XX (tiền thân của Khu ủy Tây Bắc), đóng tại làng Đòng Lý, huyện Yên Bình, tỉnh Tuyên Quang (nay thuộc tỉnh Yên Bái).
Tháng 11-1953, Trung ương đã cho di dời toàn bộ Khu ủy từ xã Hưng Khánh vào đóng tại bản Chanh, xã Phù Nham, huyện Văn Chấn.
Dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng với Đảng bộ, quân dân địa phương, Khu ủy Tây Bắc đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quân và dân các tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Sơn La và Lai Châu tập trung củng cố chính quyền cách mạng; vừa tham gia trực tiếp vừa huy động sức người, sức của, giải phóng toàn bộ vùng Tây Bắc.
Trong những năm kháng chiến, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng với tinh thần yêu nước, đồng bào các dân tộc xã Phù Nham đã hăng hái nhiệt tình ủng hộ lương thực, thực phẩm, ngày công, gỗ, tre, nứa dựng nhà, kho tàng… để các cơ quan Khu ủy ổn định làm việc.
Nhằm làm tốt công tác bảo tồn và khai thác giá trị của di tích, thời gian tới Yên Bái sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về khu di tích này đến đông đảo quần chúng nhân dân.
Qua đó, tỉnh nâng cao ý thức giữ gìn di sản trong cộng đồng; quảng bá và tổ chức các tour, tuyến du lịch, các hoạt động văn hóa; đồng thời, tiếp tục rà soát và từng bước hoàn thiện quy hoạch khu di tích theo Luật Di sản để nơi đây mãi là “địa chỉ đỏ”, giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau./.
Trung Quốc tổ chức Lễ kỷ niệm 64 năm Quốc khánh (01/10/2013)
Tập đoàn Đức huy động vốn dự án điện gió Sóc Trăng (01/10/2013)
IMF thông qua gói cứu trợ 1,98 tỷ euro cho Romania (01/10/2013)
- Công tác dân vận - giải pháp quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh
- Phương hướng, nhiệm vụ cơ bản nhằm phát huy thành tựu bảo đảm công bằng xã hội trong gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước
- Phát triển vùng Đông Nam Bộ bền vững: Cần khơi thông “điểm nghẽn” về phát triển hạ tầng kỹ thuật
- Xây dựng và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới
- Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế và một số hàm ý chính sách
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng