Chính phủ tìm phương án tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh ứng phó dịch COVID-19
TCCS - Ngày 13-4-2020, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp cho ý kiến về công tác chuẩn bị Hội nghị toàn quốc của Thủ tướng với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh ứng phó dịch COVID-19; họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Cho ý kiến về công tác chuẩn bị Hội nghị toàn quốc của Thủ tướng với doanh nghiệp
Phát biểu tại buổi làm việc cho ý kiến về công tác chuẩn bị Hội nghị toàn quốc của Thủ tướng với doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, dịch COVID-19 ảnh hưởng đến nhiều đối tượng, trong đó mức độ thiệt hại đối với cộng đồng doanh nghiệp rất nặng nề, nhất là các ngành du lịch, vận tải, dịch vụ ăn uống… Không chỉ các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp nhà nước mà cả doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, cần sớm có sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ phía các cấp, các ngành và sự vươn lên của bản thân doanh nghiệp để kích thích tăng trưởng, giải quyết việc làm.
Đánh giá cao những gói hỗ trợ tăng trưởng của các bộ, ngành, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp từ phía các địa phương, Thủ tướng Chính phủ cho rằng tiếp theo cần có một hội nghị với doanh nghiệp toàn quốc để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các doanh nghiệp, đồng thời giám sát, kiểm tra, đánh giá hiệu quả của các gói hỗ trợ, qua đó kịp thời hoàn thiện các giải pháp phù hợp và hoàn thiện hơn; xử lý, giải quyết cụ thể các vấn đề, khó khăn từ các loại hình doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề để khắc phục các bất cập, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, bên cạnh ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, nhiệm vụ rất quan trọng khác của Chính phủ là bảo vệ lực lượng sản xuất, trước hết là các loại hình doanh nghiệp để kinh tế không bị đổ gãy. Đặc biệt, cần tạo môi trường đầu tư, kinh doanh tốt hơn, khắc phục sự chậm trễ, cửa quyền, rườm rà, phức tạp ảnh hưởng đến sự phát triển. Chính vì vậy, việc tổ chức hội nghị để phục hồi nền kinh tế sau dịch COVID-19 với chủ đề hướng vào tái khởi động nền kinh tế sau dịch là rất cần thiết. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tháo gỡ, sửa đổi những cơ chế đang "ràng buộc, gây khó" cho doanh nghiệp phát triển; từ đó có thêm những dòng vốn mới đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu tại hội nghị cần có báo cáo về tình hình doanh nghiệp hiện nay và các định hướng lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc phát triển các loại hình doanh nghiệp, giữ nhịp độ phát triển.
Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16/CT-TTg, không lơ là, chủ quan
Chiều cùng ngày, Thường trực Chính phủ tiếp tục có cuộc họp trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc để đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg. Cuộc họp thống nhất tiếp tục chỉ đạo triển khai nghiêm túc Chỉ thị số 16/CT-TTg trong thời gian này; kiên định với chiến lược chống dịch đã đề ra để ngăn chặn, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị trong giai đoạn này; đến ngày 15-4-2020 sẽ xem xét cụ thể để có biện pháp xử lý căn bản hơn trên cơ sở ý kiến của các cấp, các ngành, địa phương.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đối với ổ dịch ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Sở Y tế Hà Nội đã điều động 15 đội phản ứng nhanh hỗ trợ khoanh vùng, cách ly và lấy mẫu xét nghiệm từ ngày 12-4-2020, đã thành lập 9 chốt kiểm soát tại khu vực ổ dịch, tiến hành khoanh vùng cách ly toàn bộ thôn Hạ Lôi với 10.872 người (2.973 hộ dân) từ ngày 8-4-2020 đến hết ngày 5-5-2020 (28 ngày).
Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 yêu cầu, trong thời gian tới, chính quyền và người dân phải thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cách ly xã hội, không được lơ là, chủ quan; phát hiện sớm những ca nhiễm trong cộng đồng và coi như đây là ổ dịch tiềm năng, triển khai ngay các biện pháp cách ly, khoanh vùng, dập dịch, không để dịch lan rộng từ ca nhiễm được phát hiện. Bên cạnh đó, cần tiếp tục thực hiện việc “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, hoàn thiện các phác đồ điều trị bệnh nhân, cập nhật các phương án chống dịch và bảo đảm nguồn lực (vật tư, trang thiết bị, nhân lực) cho phòng, chống dịch COVID-19.
Báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cũng cho biết, hiện các đơn vị đã ký hợp đồng mua 46,15 triệu chiếc khẩu trang y tế (đã cấp cho các đơn vị 3,91 triệu chiếc); 268.500 chiếc khẩu trang N95 (đã cấp 25.800 chiếc). Ban Chỉ đạo khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất khẩu trang kháng nước, kháng khuẩn 870 phục vụ xuất khẩu và phục vụ nhu cầu trong nước. Đối với khẩu trang y tế, Ban Chỉ đạo giao Bộ Y tế rà soát, thống kê năng lực sản xuất và nhu cầu xuất khẩu theo hướng khuyến khích xuất khẩu khẩu trang y tế sau khi bảo đảm mua đủ số lượng cho tình huống dịch đã được phê duyệt, trên cơ sở đó đề xuất với Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Nghị quyết số 20. Bộ Công an và Bộ Y tế làm rõ việc găm hàng khẩu trang y tế để xuất khẩu. Tại cuộc làm việc, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thành Long cho biết, sáng 13-4-2020, Tập đoàn Vingroup đã sản xuất được máy thở không xâm nhập và đang gửi Bộ Y tế kiểm định để có thể sản xuất và sử dụng trong trường hợp dịch bệnh lan rộng.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương đã có những biện pháp cương quyết trong triển khai đồng bộ các biện pháp tổ chức cách ly xã hội, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16/CT-TTg trong bối cảnh nhiều sức ép đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, lao động, thuế… và các vấn đề xã hội trên địa bàn. Việc thực hiện Chỉ thị cũng được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân.
Tuy nhiên, Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ đã có những biểu hiện lơi lỏng ở một số nơi. Người dân ra đường nhiều hơn trước. Một số cửa hàng không thuộc diện được kinh doanh trong thời gian này vẫn mở cửa bán hàng. Trong khi ngành y tế tích cực triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhưng tình hình lây nhiễm trong cộng đồng vẫn xảy ra, nhất là ổ dịch Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội; chưa kể những ca nhiễm chưa phát hiện gây nguy hiểm đối với cộng đồng. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, tình hình đó đòi hỏi tinh thần không thể chủ quan, tuyệt đối không lơ là, mất cảnh giác.
Thủ tướng Chính phủ nhắc lại ưu tiên trong hành động lúc này của các cấp, các ngành là bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, không vì lợi ích kinh tế mà coi thường sức khỏe của nhân dân - đó là nguyên tắc tối thượng trong xử lý các công việc cụ thể thời gian này. Do đó, việc giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, không tụ tập đông người và các quy định khác cần tiếp tục được thực hiện ở các cấp, các ngành, địa phương, nhất là các đô thị lớn. Chỉ thị số 16/CT-TTg vẫn tiếp tục có hiệu lực trên cả nước.
Cụ thể, những nguyên tắc như “khóa chặt từ bên ngoài, tích cực chữa trị từ bên trong, khoanh vùng dập dịch nhanh có hiệu quả” cần được thực hiện nghiêm. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm ở địa phương mình, trong ngành mình. Người đứng đầu ở cơ sở sản xuất, kinh doanh nếu được phép hoạt động theo quy định của chủ tịch ủy ban nhân dân địa phương cũng phải tuân chủ quy định này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường tinh thần khoanh vùng, dập dịch, phát hiện nhanh, hạn chế lây nhiễm trong cộng đồng như trường hợp của bệnh nhân số 243.
Về các đề nghị của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý khẩn trương thực hiện các giải pháp không dùng tiền mặt. Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương hoàn thiện quy trình này. Thủ tướng cũng đồng ý khai trương hoạt động khám bệnh trực tuyến 14.000 cơ sở y tế. Bởi đây là thời cơ của ngành công nghệ thông tin Việt Nam. Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương hoàn thiện đưa vào sử dụng phần mềm giám sát và truy vết đối tượng lây nhiễm COVID-19; không để xảy ra lỗi trong quá trình hoạt động.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho xuất khẩu khẩu trang y tế và thiết bị bảo hộ chống dịch cho các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19 trên cơ sở Việt Nam có đủ thiết bị dự trữ. Bộ Y tế, Bộ Công Thương sớm hoàn thiện quy trình thủ tục trong lĩnh vực này; qua đó giải quyết việc làm đối với ngành dệt may. Cùng với đó là sớm hình thành ngành công nghiệp máy thở của Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị các địa phương thực hiện quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch ở các khu công nghiệp; tăng cường các biện pháp bảo hộ an toàn tại các công trường, nhà máy.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc biểu dương Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tập hợp các nhà khoa học ngày đêm nghiên cứu, phân tích đáp ứng kịp thời yêu cầu truy vết các ca bệnh và đối tượng liên quan và cũng như nghiên cứu các giải pháp sản xuất trang thiết bị y tế phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu bằng những công nghệ mới. Đáng chú ý, người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo sớm hoàn thiện quy trình học và thi ở các cấp học trong cả nước theo hướng tăng cường học tập trực tuyến nhưng vẫn bảo đảm chất lượng dạy và học.
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an có phương án bảo đảm an toàn cho người dân; điều tra, xử lý nghiêm một số vụ vi phạm trật tự, an toàn xã hội và trong việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg thời gian qua. Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 xây dựng một số phương án để ngày 15-4-2020, Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Chính phủ sẽ xem xét, đánh giá toàn diện kết quả việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg và những nguy cơ tiềm ẩn của dịch bệnh, cũng như xem xét, quyết định phương án phù hợp nhằm bảo đảm tính mạng, sức khỏe của nhân dân. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc mong muốn qua việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg sẽ hình thành thói quen phòng bệnh trong nhân dân./.
Linh An (tổng hợp)
Tạm ngừng nhập khẩu xăng, dầu: Nên hay không?  (13/04/2020)
Chính phủ triển khai gói an sinh xã hội hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng do dịch Covid-19  (06/04/2020)
Thành phố Hà Nội giao 650 tỷ đồng vốn uỷ thác giúp người dân vượt khó  (06/04/2020)
Vingroup sản xuất máy thở và máy đo thân nhiệt  (03/04/2020)
Chính phủ nỗ lực bảo đảm an sinh, trật tự, an toàn xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, đứng vững trước khó khăn  (01/04/2020)
Giải pháp nào cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xăng dầu?  (01/04/2020)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển