Ngoại trưởng hai nước Nga, Trung Quốc nhấn mạnh lập trường về vấn đề hạt nhân Triều Tiên
Phát biểu trước báo giới tại Mát-xcơ-va ngày 22-2-2013, Ngoại trưởng Nga Xéc-gây La-vrốp (Sergey Lavrov) nhấn mạnh không được sử dụng vụ thử hạt nhân mới đây của CHDCND Triều Tiên như một cái cớ để can thiệp quân sự từ bên ngoài, cản trở nỗ lực nối lại các cuộc đàm phán sáu bên.
Ông X.La-vrốp đưa ra tuyên bố trên sau cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì đang ở thăm Nga. Theo Ngoại trưởng Nga, tình hình Bán đảo Triều Tiên ngày càng trở nên căng thẳng sau vụ thử hạt nhân lần thứ ba của Triều Tiên hôm 12-2 vừa qua. Nga và Trung Quốc nhất trí rằng, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cần có phản ứng thích đáng đối với các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên, song điều quan trọng là các bên phải hướng tới một nền hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên, và "nhất là không được phép lợi dụng tình hình để can thiệp quân sự từ bên ngoài, cũng như xóa đi cơ hội nối lại các cuộc đàm phán sáu bên để giải quyết vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên bằng các biện pháp hòa bình".
Cũng trong phát biểu với báo giới sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì nhấn mạnh các cuộc đàm phán sáu bên (gồm Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Mỹ) là một cơ chế khách quan để thảo luận và giải quyết vấn đề hạt nhân nhằm bảo đảm hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên nói riêng và trên toàn khu vực Đông Bắc Á nói chung. Ngoại trưởng Trung Quốc cũng khẳng định Bắc Kinh cam kết theo đuổi phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Ông Dương Khiết Trì đến Mát-xcơ-va để chuẩn bị cho chuyến thăm Nga của tân Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến vào cuối năm nay./.
Tăng ni, phật tử đóng góp to lớn cho sự phát triển Thủ đô  (23/02/2013)
Thực phẩm và rau xanh giảm giá mạnh sau Tết  (23/02/2013)
Đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta hiện nay  (23/02/2013)
Tự phê bình và phê bình - vũ khí sắc bén ngăn chặn suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên hiện nay  (23/02/2013)
Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, đào tạo theo Nghị quyết Đại hội XI của Đảng  (23/02/2013)
Báo chí đồng hành cùng tổ chức Công đoàn và người lao động cả nước  (23/02/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên