Báo cáo Phát triển Thế giới 2012: Việt Nam có những tiến bộ quan trọng về bình đẳng giới
Chiều 15-12 tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam công bố Báo cáo Phát triển Thế giới 2012 với chủ đề: Bình đẳng giới và Phát triển.
Ông Sudhir Shetty, đồng tác giả của Nhóm Báo cáo Phát triển Thế giới 2012 cho biết: Khu vực Đông Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam đã đạt được những tiến bộ quan trọng về bình đẳng giới, tuy nhiên vẫn còn những thách thức về kinh tế và xã hội. Vì vậy, Việt Nam cần có những giải pháp, chính sách để giải quyết các thách thức trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển biến từ nhóm thu nhập thấp sang thu nhập trung bình. Các nhà hoạch định chính sách ở các nước đang phát triển cần tập trung vào lĩnh vực bất bình đẳng giới, trong đó tiềm năng lợi ích về phát triển là lớn nhất.
Báo cáo Phát triển Thế giới 2012 cũng chỉ ra rằng, sự khác biệt tồi tệ nhất là tỉ lệ tử vong ở trẻ em gái và phụ nữ cao hơn so với nam giới ở các nước đang phát triển. Mỗi năm ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, ước tính có tới 3,9 triệu phụ nữ tử vong. Khoảng hai phần năm trong số đó chưa từng được sinh ra do sở thích có con trai, một phần sáu tử vong khi còn thơ ấu và trên một phần qua đời trong độ tuổi sinh sản. Để đảm bảo tiến bộ về bình đẳng giới, cộng đồng quốc tế cần tập trung ưu tiên: Giải quyết vấn đề tỷ lệ tử vong cao của phụ nữ và trẻ em gái, xóa bỏ bất bình đẳng giới trong giáo dục (lĩnh vực còn phổ biến tình trạng bất bình đẳng giới); Hạn chế bất bình đẳng trong tiếp cận cơ hội kinh tế và hệ quả là bất bình đẳng trong thu nhập và năng suất lao động giữa nam và nữ; Giảm bất bình đẳng giới về vai trò trong gia đình và xã hội; Hạn chế sự tiếp diễn của tình trạng bất bình đẳng giới từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Báo cáo Phát triển Thế giới 2012 khuyến cáo, các quốc gia cần có giải pháp tập trung và lâu bền để đem lại bình đẳng giới như giảm tỷ lệ tử vong mẹ, bổ sung tài chính cho các vấn đề xã hội, môi trường, tăng khả năng tiếp cận cơ hội kinh tế đối với phụ nữ... Mỗi quốc gia cũng cần xác định ưu tiên cho những tồn tại này để giải quyết đồng thời hay từng bước một./.
Tổng kết thi hành Hiến pháp năm 1992 ở cấp bộ (15/12/2011)
- Phát triển nhân lực khoa học, công nghệ Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
- Góc nhìn chuyên gia - Dự báo chiều hướng chính sách đối ngoại của chính quyền mới ở Mỹ: Tác động và một số vấn đề đặt ra
- Phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong kỷ nguyên mới
- Hoàn thiện thể chế thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước - lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước
- Ngoại giao không gian mạng: Kinh nghiệm của một số quốc gia và gợi mở đối với Việt Nam
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay