Chuyến thăm Séc của Chủ tịch Quốc hội nhìn từ góc độ kinh tế
Nhận lời mời của Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Séc Milan Stech, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu sẽ sang thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 12 đến ngày 14-4.
Nhân dịp này phóng viên TTXVN đã phỏng vấn ông Borivoj Minar, Phó Chủ tịch Phòng Kinh tế Séc.
Ông Borivoj Minar nhấn mạnh: “Tôi cho rằng còn nhiều tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế giữa Séc và Việt Nam. Thứ nhất, quan hệ giữa hai nước đã trải qua gần 70 năm. Nhiều người Việt Nam hiểu biết về nước Séc do từng học tập, làm việc tại Séc. Thứ hai, cộng đồng người Việt tại Séc có số lượng đông, đã được công nhận là dân tộc thiểu số của Séc. Họ có hiểu biết về thị trường Séc và có khả năng giúp các doanh nghiệp Séc và Việt Nam hợp tác với nhau.
Việt Nam và Séc còn tiềm năng rất lớn trong việc hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, giao thông vận tải, chế biến thực phẩm. Các doanh nghiệp Séc có trình độ, công nghệ và sự năng động, linh hoạt so với doanh nghiệp các nước khác. Việc chuyển giao công nghệ của Séc cho các công ty Việt Nam là một lĩnh vực triển vọng.
Các công ty của Séc có thể giúp chuyển giao công nghệ, đào tạo để các công ty Việt Nam có thể làm chủ công nghệ sản xuất sản phẩm cho thị trường nội địa và xuất khẩu”.
Về ý nghĩa của chuyến thăm nhìn từ góc độ kinh tế, ông B. Minar khẳng định: “Chuyến thăm Séc của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân cùng các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai nước. Năm 2015, tôi từng làm trưởng đoàn doanh nghiệp Séc tháp tùng Chủ tịch Thượng viện Milan Stech thăm Việt Nam... Hiện chúng tôi đang chuẩn bị cho việc gặp gỡ, làm việc với đoàn doanh nghiệp Việt Nam tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân. Các đoàn doanh nghiệp do các lãnh đạo cấp cao dẫn đầu là thông điệp tích cực cho các doanh nghiệp đối tác, tạo thuận lợi cho việc hợp tác giữa hai bên.
Thứ hai, Việt Nam có vị trí quan trọng trong ASEAN. Việt Nam có thể trở thành cầu nối cho doanh nghiệp Séc vào Việt Nam và ASEAN. Ngược lại, Séc cũng là cửa ngõ để các doanh nghiệp Việt Nam vào châu Âu”./.
Việt Nam mong muốn tăng xuất khẩu các sản phẩm thế mạnh sang Qatar  (11/04/2017)
Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp với Myanmar  (10/04/2017)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương  (10/04/2017)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương  (10/04/2017)
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng tiếp Tổng Giám đốc WHO  (10/04/2017)
Củng cố, tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị Việt Nam-Hungary  (10/04/2017)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên