Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp với Myanmar
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chào mừng Đại sứ Kyaw Soe Win nhận nhiệm vụ tại Việt Nam và nhấn mạnh quan hệ Việt Nam-Myanmar đã có truyền thống lâu dài và phát triển tốt đẹp trên nhiều phương diện, mở ra chương mới trong hợp tác thương mại, đầu tư và nhiều lĩnh vực giữa hai bên.
Thủ tướng mong muốn trong nhiệm kỳ này, Đại sứ tiếp tục đóng góp vào mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, thúc đẩy các dự án đầu tư, thương mại giữa hai bên, nhất là trong bối cảnh tiềm năng hợp tác hai bên còn lớn.
Thủ tướng mong muốn hai nước cần tiếp tục trao đổi đoàn cấp cao để thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp hơn nữa.
Cho rằng Việt Nam là nhà đầu tư lớn tại Myanmar, nhất là đầu tư bất động sản, ngân hàng, viễn thông, Thủ tướng mong muốn hai nước hợp tác trong lĩnh vực dầu khí, hàng không.
Việt Nam hiện có đại diện ngân hàng thương mại tại Myanmar và mong muốn Myanmar tạo điều kiện để đơn vị này hoạt động thuận lợi, thúc đẩy hợp tác, đầu tư và thương mại hai bên, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư trong lĩnh vực viễn thông tại Myanmar.
Việt Nam có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp và mong muốn hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với Myanmar trong lĩnh vực này, trong đó có thể chia sẻ kinh nghiệm về trồng và chế biến càphê, hồ tiêu xuất khẩu.
Hai bên còn có thể hợp tác sản xuất lúa giống, mía đường, ethanol và điện, trồng và chế biến bông, phát triển cao su tại Myanmar.
Chúc ngài Đại sứ hoàn thành tốt nhiệm vụ trong nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi để ngài Đại sứ hoàn thành nhiệm vụ; mong Đại sứ có những đóng góp tích cực để mở rộng, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Cảm ơn Thủ tướng dành thời gian tiếp, Đại sứ Kyaw Soe Win cho rằng, Việt Nam và Myanmar có mối quan hệ truyền thống, hợp tác nhiều mặt. Trong nhiệm kỳ của mình, Đại sứ sẽ nỗ lực để đóng góp vào mối quan hệ tốt đẹp đó, nhất là trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại.
Myanmar đang phát triển kinh tế, mong muốn thu hút nhiều nhà đầu tư, trong đó có Việt Nam.
Đánh giá các dự án đầu tư của Việt Nam tại Myanmar rất quan trọng, ngài Đại sứ mong muốn ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Myanmar và Chính phủ Myanmar luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có các lĩnh vực mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu như ngân hàng, viễn thông, dầu khí...
Việt Nam là nước có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, vì vậy Myanmar mong muốn Việt Nam hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm để Myanmar phát triển hơn nữa trong lĩnh vực này.
Đại sứ mong muốn hai nước tiếp tục trao đổi đoàn cấp cao sang thăm lẫn nhau, để thúc đẩy quan hệ hai nước tiếp tục phát triển hơn nữa trong tương lai./.
- Bối cảnh quốc tế và trong nước - Những vấn đề đặt ra để đưa đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên mới
- Bảy mươi lăm năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nga: Viết tiếp những trang sử vẻ vang và tự hào
- Vai trò công tác tuyên truyền của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh trong xây dựng mô hình nông thôn mới kiểu mẫu
- Đảng bộ và nhân dân Thủ đô Hà Nội tự tin, vững bước trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Giá trị lịch sử cách mạng của “Đội quân tóc dài” và phong trào “Ba đảm đang” trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và việc vận dụng sáng tạo vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên