Việt Nam mong muốn tăng xuất khẩu các sản phẩm thế mạnh sang Qatar
Chiều 10-4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Đại sứ Qatar tại Việt Nam, ông Mohamed Ismail Al Emadi đến chào xã giao.
Thủ tướng cho rằng, tuy xa cách địa lý nhưng quan hệ hợp tác hai nước hết sức tốt đẹp; mong muốn trong nhiệm kỳ này của Đại sứ, quan hệ hai nước sẽ phát triển toàn diện hơn, quy mô lớn hơn khi dư địa hợp tác còn nhiều.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị hai bên tăng cường trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là đoàn cấp cao và bày tỏ mong muốn được đón các nhà lãnh đạo cấp cao Qatar sang thăm Việt Nam. Nhân dịp này, Thủ tướng trân trọng gửi lời mời Thủ tướng Qatar thăm Việt Nam.
Cảm ơn Qatar đã công nhận quy chế kinh tế thị trường đầy đủ của Việt Nam, Thủ tướng đề nghị hai nước đẩy mạnh trao đổi thương mại. Việt Nam mong muốn tăng xuất khẩu các sản phẩm Việt Nam có thế mạnh và Qatar có nhu cầu như lương thực, thực phẩm và có thể cung cấp lương thực lâu dài cho Qatar.
Thủ tướng cũng bày tỏ mong muốn đẩy mạnh hợp tác đầu tư, tài chính, thúc đẩy hợp tác với Qatar trong việc đào tạo, tiếp nhận lao động Việt Nam, đồng thời khẳng định Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Qatar đầu tư vào Việt Nam.
Bày tỏ vinh dự lần thứ hai đến chào Thủ tướng, Đại sứ Qatar cho biết thực hiện ý kiến của Thủ tướng từ cuộc gặp lần trước, ông đã tiếp xúc, trao đổi với một số bộ, ngành, cơ quan của Việt Nam để bàn các biện pháp thúc đẩy quan hệ hai nước.
Ông đã gặp lãnh đạo Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư của Việt Nam và nhất trí về nhiều cơ hội hợp tác đầu tư tại Việt Nam.
Khẳng định nỗ lực phát triển quan hệ hai nước, Đại sứ Mohamed Ismail Al Emadi hy vọng có thể nhận được các dự án tiền khả thi của Việt Nam và chuyển về Qatar để nghiên cứu hợp tác đầu tư. Ông cũng cho biết sẽ tăng số học bổng cho sinh viên Việt Nam sang Qatar./.
- Xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kiên định đường lối đổi mới, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, hướng tới xây dựng đất nước phát triển nhanh và bền vững
- Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững
- Bộ đội Biên phòng với các giải pháp đột phá để xây dựng “thế trận lòng dân” khu vực biên giới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Đổi mới tư duy pháp lý về an ninh mạng trong kỷ nguyên mới
-
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982: Bốn mươi năm vì hòa bình, phát triển bền vững biển và đại dương