Xứng đáng với truyền thống 95 năm xây dựng và trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng, Công đoàn Việt Nam tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay

NGUYỄN ĐÌNH KHANG

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

TCCS - Được thành lập để phục vụ sự nghiệp cách mạng của dân tộc, trải qua 95 năm (1929 - 2024) được Đảng và Bác Hồ lãnh đạo, rèn luyện, Công đoàn Việt Nam luôn làm tốt vai trò là tổ chức đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, là “sợi dây” nối Đảng, Nhà nước với quần chúng công nhân, viên chức, người lao động, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công đoàn Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang đó, góp phần vào thành công chung của sự nghiệp cách mạng trong thời kỳ mới.

Việt Nam cam kết đóng góp tích cực vào các nỗ lực chung vì một chủ nghĩa đa phương đổi mới hướng đến tương lai hoà bình, thịnh vượng và bền vững cho mọi quốc gia và người dân

GS, TS Tô Lâm

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

TCCS - Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, ngày 5-10-2024 (giờ địa phương) tại Paris (Pháp), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự các phiên họp chính thức và có bài phát biểu quan trọng tại phiên họp “Vì một chủ nghĩa đa phương đổi mới” của hội nghị. Bài phát biểu nhấn mạnh, Việt Nam cam kết đóng góp tích cực vào các nỗ lực chung vì một chủ nghĩa đa phương đổi mới hướng đến tương lai hoà bình, thịnh vượng và bền vững với mọi quốc gia và người dân. Tạp chí Cộng sản trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:

Không thể xuyên tạc, phủ nhận thành tựu của Việt Nam trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

PGS, TS Hà Đức Long

Đại tá, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng

Thường trực Chính phủ họp với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng

TCCS - Đối với phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030, cần tiếp thu nội dung “ổn định để phát triển”; đổi mới tư duy phát triển đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực, bảo đảm tính vượt trước dẫn đường, bứt phá trong một số lĩnh vực, nhất là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, bố trí nguồn lực và tổ chức thực hiện có tính khả thi. Với mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm từ 30 đến 35 nền kinh tế lớn trên thế giới, nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình cao, cần đề xuất cơ chế, chính sách huy động được nguồn lực xã hội, nhất là hợp tác công - tư, nguồn lực nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp để phát triển đất nước; tiếp tục đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược...