Chủ tịch nước gửi Điện mừng nhân hội nghị thế giới chống bom nguyên tử
Nhân dịp Hội nghị thế giới chống bom Nguyên tử và Khinh khí lần thứ 63 diễn ra tại hai thành phố Hiroshima và Nagasaki (Nhật Bản) từ ngày 02 đến 10-8, ngày 31-7, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã gửi Điện mừng tới Hội nghị.
Nội dung Điện mừng như sau:
Kính gửi: Hội nghị Thế giới chống bom Nguyên tử và Khinh khí năm 2018
Thay mặt Nhà nước, nhân dân và phong trào hòa bình Việt Nam, tôi xin gửi tới các đại biểu quốc tế và Nhật Bản tham dự Hội nghị Thế giới chống bom Nguyên tử và Khinh khí năm 2018 những tình cảm hữu nghị và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Suốt 63 năm qua, kể từ khi Hội nghị Thế giới chống bom Nguyên tử và Khinh khí lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1955 - 10 năm sau thảm họa hạt nhân tại Hiroshima và Nagasaki, phong trào hòa bình và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới đã không ngừng nỗ lực đấu tranh chống vũ khí hạt nhân, vũ khí hủy diệt hàng loạt và đạt được những kết quả quan trọng.
Những nỗ lực đó đã đóng góp tích cực cho sự ra đời của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968, Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân năm 2017 và mới đây nhất, năm 2018, Hội nghị Thượng đỉnh Liên Triều và Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Triều Tiên đã mở ra những triển vọng tích cực để giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Phải gánh chịu hậu quả nặng nề do chất độc da cam gây ra đối với con người và môi trường, nhân dân Việt Nam thấu hiểu những hậu quả thảm khốc của vũ khí hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Việt Nam luôn nhất quán với chính sách phản đối vũ khí hạt nhân và là một trong những quốc gia đầu tiên tham gia ủng hộ, ký kết và phê chuẩn Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân.
Chúng tôi kỳ vọng vào sự phát triển mạnh mẽ của phong trào hòa bình thế giới nhằm phản đối, xóa bỏ vũ khí hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt; tin tưởng Hội nghị năm nay là dịp để các lực lượng và tổ chức hòa bình trên thế giới khởi xướng những hoạt động mới chống vũ khí hạt nhân và vũ khí hủy diệt hàng loạt, tiếp tục khẳng định tình đoàn kết và sự ủng hộ mạnh mẽ đối với nạn nhân vũ khí nguyên tử, nạn nhân chất độc da cam và nạn nhân của các tội ác chiến tranh khác, vì một thế giới hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển bền vững.
Nhân dịp này, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước những tình cảm chân thành, sự hỗ trợ, giúp đỡ có hiệu quả mà phong trào hòa bình thế giới và Nhật Bản, Hội đồng chống bom nguyên tử và khinh khí Nhật Bản đã dành cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay.
Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp!
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp đoàn Ủy ban Kinh tế Nhật - Việt  (31/07/2018)
Chính phủ không vì bệnh thành tích mà bỏ qua vi phạm thi cử  (31/07/2018)
Giá trị công bằng - Yêu cầu nội tại của chủ nghĩa xã hội  (31/07/2018)
“Trì quốc” và lòng dân, vận nước  (31/07/2018)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 23 đến 29-7-2018)  (31/07/2018)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay