Nhiều vấn đề cử tri Thành phố Hồ Chí Minh gửi đến Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV
TCCSĐT- Ngày 03-5, Tổ đại biểu Quốc hội đơn vị 3 và số 4 của Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh đã có buổi tiếp xúc cử tri Quận 5 và Quận 6 về báo cáo chuẩn bị nội dung trước Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri phản ánh đến các đại biểu Quốc hội về những vấn đề dân sinh như về công tác cán bộ; phòng chống, tham nhũng, chế độ, chính sách của người về hưu, ô nhiễm môi trường, ngập nước, giáo dục, y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm; cơ chế chính sách đặc thù đối với Thành phố Hồ Chí Minh. Và, nhiều ý kiến cũng đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát những công trình trọng điểm gây lãng phí, thất thoát tài sản của nhà nước, an toàn thông tin mạng trong giai đoạn hiện nay.
Đề cập đến công tác cán bộ, cử tri Mai Thanh Hà đã đặt ra hàng loạt câu hỏi với Tổ đại biểu Quốc hội 4. “Với tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo phải sạch, không dính lợi ích nhóm, có bao nhiêu cán bộ lãnh đạo sau các đợt giám sát của các đại biểu Quốc hội phải từ chức? Từ khi trúng cử đến nay các đại biểu đã bảo vệ thành công cho bao nhiêu người dân yếu thế? Tiếp đó, cử tri Mai Thanh Hà còn đặt ra câu hỏi như: Khi nào Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố những lãnh đạo ở địa phương để mất rừng; đã xử lý bao nhiêu cán bộ kiểm tra, phúc tra án mà không phát hiện oan, sai; xử lý trách nhiệm người đứng đầu ra sao khi che giấu và không giải quyết khiếu nại tố cáo, để án hành chính tồn đọng kéo dài?
Bên cạnh đó, cử tri Quận 5 cũng đề nghị cần có cơ quan phản biện, phản bác lại những luận điệu sai trái chống phá Đảng, nhà nước trên các trang mạng, theo đó, nên chăng cần xây dựng bộ quy tắc văn hóa ứng xử trên mạng như nhà văn, nhà báo, giáo viên, nghệ sĩ,… khi đưa những thông tin không đúng sự thật trên các trang mạng xã hội. Bên cạnh đó, cần quan tâm sử dụng lao động trẻ, đào tạo hướng nghiệp cho thế hệ trẻ để phục vụ đất nước tốt hơn; tăng cường tuyên truyền, động viên sinh viên đi du học nước ngoài về phục vụ cho địa phương.
Tại buổi tiếp xúc, phản ánh về chính sách ưu đãi cho gia đình có công với cách mạng còn nhiều bất cập, cử tri Nguyễn Văn Bình, Phường 15 đề nghị Quốc hội cần tăng cường giám sát và điều chỉnh chế độ chính sách cho người có công cho phù hợp với giai đoạn hiện nay. Còn cử tri Nguyễn Vĩnh Xuyên, Phường 3 cho rằng, ở cấp bậc phổ thông hiện nay chương trình giảng dạy còn nặng nề; sĩ số lớp học vượt quá khả năng của người thầy đứng lớp để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Cử tri Nguyễn Vĩnh Xuyên cho rằng, “đối với bậc phổ thông nên để các địa phương tổ chức thi tú tài; đối với bậc đại học thì đầu vào để các trường tự tuyển, nhưng đầu ra phải chặt chẽ, để nâng cao chất lượng khi các sinh viên ra trường, cũng là nâng cao chất lượng văn bằng cử nhân của Việt Nam”.
Thay mặt tổ đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Lê Minh Trí ghi nhận những thông tin của cử tri Quận 5 tâm huyết gửi gắm tại buổi tiếp xúc. Đại biểu Quốc hội Lê Minh Trí cho rằng, những ý kiến của cử tri rất có trách nhiệm, nêu những nội dung không chỉ về dân sinh, chất lượng cuộc sống ở địa phương mà còn đề cập nhiều vấn đề lớn của Đảng và Nhà nước.
Trong phần trả lời với cử tri Quận 5, đại biểu Quốc hội Lê Minh Trí khẳng định, ngành kiểm sát kiên quyết xử lý nghiêm minh các loại tội phạmvà không để lọt tội phạm. Đối với vấn đề an ninh mạng, đại biểu Quốc hội Lê Minh Trí cho rằng, mạng xã hội có những mặt tích cực là làm cho thế giới này gần lại với nhau hơn, góp phần trong quản lý xã hội, quản lý đất nước và để phát triển, nhưng cũng có nhiều vấn đề phức tạp diễn ra trên mạng xã hội đòi hỏi việc quản lý phải hiệu quả hơn, mặc dù hiện nay cả thế giới đang gặp nhiều khó khăn đối với vấn đề này.
Cùng ngày, Tổ đại biểu Quốc hội đơn vị số 3 tiếp xúc với cử tri Quận 6. Tại buổi tiếp xúc, đa số các cử tri quan tâm và bức xức đến vấn đề tham nhũng của cán bộ hiện nay. Cử tri Đoàn Quang Khương gửi gắm “đã là cán bộ, ăn cơm của dân, mặc áo của Đảng hãy làm sao không trái với lương tâm của mình”. Còn cử tri Phạm Văn Phi, Phường 10 bày tỏ mong muốn cần quyết liệt hơn nữa trong việc chống tham nhũng. Cử tri Phạm Văn Phi bày tỏ băn khoăn, “tôi cảm giác như chúng ta chỉ mới chặn chứ chưa thực sự chống. Người dân cần câu trả lời rõ ràng từ phía những người đứng đầu, ai làm sai thì phải chịu trách nhiệm trước Đảng và người dân. Không vì sai lầm hay có khuyết điểm rồi che giấu nó đi. Càng giấu thì càng mất uy tín với dân”.
Trả lời thắc mắc của cử tri về công tác tham nhũng, Thiếu tướng Lâm Quang Đại cho biết, hiện nay công tác phòng, chống tham nhũng đã không còn vùng cấm đối với tất cả đảng viên, không nể nang một ai nếu có sai phạm. Cụ thể, ngay cả cán bộ đã về hưu hay các tướng, tá lớn nếu vi phạm đều phải chịu trách nhiệm. Thiếu tướng Lâm Quang Đại mong cử tri nhìn nhận, “công tác phòng chống tham nhũng phải thực hiện trong thời gian dài cần được tiến hành đồng bộ, chú trọng phát huy hơn nữa vai trò của cử tri. Chính cử tri sẽ là nền tảng cho việc phòng chống tham nhũng có hiệu quả”.
Kết thúc buổi tiếp xúc, Thiếu tướng Lâm Quang Đại ghi nhận những ý kiến mà các cử tri nêu ra trong buổi tiếp xúc đã thể hiện trách nhiệm của cử tri đối với đất nước. Thiếu tướng Lâm Quang Đại cho biết, với những thông tin nhận được từ phản ánh của cử tri, Tổ đại biểu Quốc hội sẽ tổng hợp đầy đủ các ý kiến của cử tri và phản ánh những nguyện vọng của cử tri đến diễn đàn Quốc hội sắp đến./.
Giữ vững “điểm sáng” về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long  (04/05/2018)
Liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc Tày - Nùng - Thái toàn quốc lần thứ VI năm 2018  (04/05/2018)
Đi tìm hình bóng người thầy  (04/05/2018)
Đại hội Công đoàn Dầu khí Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2018 - 2023: Ngày hội của người lao động ngành Dầu khí  (04/05/2018)
Giá trị trường tồn của Chủ nghĩa Marx với cách mạng thế giới  (04/05/2018)
Nâng cao năng lực tư duy của cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược  (04/05/2018)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên