Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Ý Đảng lòng dân luôn hòa quyện làm một
20:16, ngày 13-05-2017
Chuẩn bị Kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XIV, ngày 13-5-2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, đơn vị bầu cử số 1, đã tiếp xúc đông đảo cử tri các quận Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm để thông báo nội dung, chương trình Kỳ họp và lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri.
Cử tri hoan nghênh công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Chính phủ trong thời gian qua khá quyết liệt, tạo chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; tuy nhiên cần tổ chức kiểm tra việc thực hiện của các cấp chính quyền địa phương, tránh tình trạng nói mà không làm, có chỉ đạo nhưng thực hiện không đến nơi đến chốn.
Nhiều cử tri hoan nghênh và tin tưởng vào quyết tâm của Đảng trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lắng nghe ý kiến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Công tác xử lý kỷ luật cán bộ vừa qua cho thấy không có “vùng cấm,” không phân biệt cấp bậc, chức vụ. Tuy nhiên, cử tri cho rằng mức xử lý kỷ luật phải thật nghiêm mới đủ sức răn đe. Nêu lên tình trạng bổ nhiệm cán bộ một cách “ồ ạt” dẫn đến thừa cán bộ ở một số nơi, gây bức xúc trong nhân dân, cử tri mong muốn Đảng, Nhà nước có cơ chế thu hút, trọng dụng người tài, tránh tình trạng chỉ bổ nhiệm người thân.
Cử tri cho rằng cần đổi mới tư duy về vị trí, vai trò của hệ thống chính trị ở cơ sở; quan tâm thỏa đáng đối với cán bộ cơ sở, những người gần dân, sát dân, hiểu dân và thường xuyên làm việc trực tiếp với dân. Thực tế nhiều việc cho thấy hệ thống chính trị ở cơ sở phát huy tác dụng, vận động dân nghe và làm theo…
Nhiều cử tri đề cập đến việc nâng cao chất lượng công tác xây dựng luật, làm sao để phù hợp với yêu cầu phát triển, vừa sát với thực tiễn, mong muốn của dân, bảo đảm tính thực thi của pháp luật, tránh tình trạng luật vừa ban hành đã phải sửa, quá nhiều luật phải sửa.
Cử tri kiến nghị Quốc hội tiến hành giám sát tối cao về an toàn vệ sinh thực phẩm, bởi đây là vấn đề hệ trọng, hậu quả gây ra cho xã hội rất lớn, nhiều vụ bị phát hiện nhưng xử lý chưa nghiêm. Các vụ lạm dụng, xâm hại tình dục trẻ em, không chỉ gây hậu quả lâu dài và nặng nề đối với nạn nhân là trẻ em gái, mà còn làm băng hoại nền tảng đạo đức xã hội và truyền thống đạo lý của dân tộc; cần phải trừng trị nghiêm khắc đối tượng phạm tội, bảo đảm tính răn đe.
Cử tri cũng nêu nhiều vấn đề dư luận quan tâm như: giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên; quản lý và sử dụng quỹ đất, quản lý trật tự đô thị…
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh và cảm ơn cử tri đã đóng góp nhiều ý kiến phong phú, sâu sắc vào các công việc chung của Đảng, của Quốc hội. Với trách nhiệm là đại biểu Quốc hội và là người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư trân trọng tiếp thu những ý kiến đóng góp tâm huyết, xác đáng của cử tri. Những vấn đề cử tri quan tâm đều là những vấn đề lớn của Đảng, của dân tộc, cho thấy ý Đảng lòng dân luôn hòa quyện làm một.
Sau khi thông báo những nội dung chính trong chương trình Kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XIV, Tổng Bí thư đã dành thời gian trao đổi về từng vấn đề cử tri quan tâm.
Nhấn mạnh công tác xây dựng pháp luật là một trong ba chức năng, nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản của Quốc hội, Tổng Bí thư chỉ rõ: “Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Nhà nước pháp quyền quản lý xã hội phải thông qua luật pháp, cơ chế chính sách. Đối với chúng ta, luật còn thiếu nhiều lắm. Thực tiễn đang vận động, chính sách thay đổi, cho nên luật phải thay đổi theo. Quốc hội ta không chỉ là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất mà còn là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cho nên phải có đại diện các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, vùng miền, nam, nữ, bảo đảm tiếng nói của toàn dân trong xây dựng luật. Cho nên đòi hỏi phải từng bước, phải đầu tư thêm công sức, tăng thêm đại biểu Quốc hội chuyên trách, thu hút thêm các nhà làm luật, lấy ý kiến phản biện, rồi học kinh nghiệm của nước ngoài, lắng nghe ý kiến của dân.”
Tổng Bí thư cảm ơn cử tri đã đồng tình, hoan nghênh những việc làm của Trung ương vừa qua nhằm xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch vững mạnh. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí thời gian gần đây đã có những tiến bộ, nhất là trong năm 2016, nhiều vụ án nghiêm trọng, nhiều đối tượng vi phạm đã bị đưa ra xét xử nghiêm minh trước pháp luật.
Chia sẻ với ý kiến cử tri cho rằng kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua còn chưa đạt so với yêu cầu, mong muốn, cần đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới, Tổng Bí thư cho rằng: “Còn nhiều việc phải làm. Đây là cuộc đấu tranh gian khổ, phải kiên trì, kiên quyết. Quyết tâm cao nhưng luật chưa có, sửa ra sao, khung hình phạt thế nào, kỷ luật Đảng cũng có mức; mong muốn phải nghiêm hơn, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật… Luật pháp, chính sách của chúng ta rất nhân văn, đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại, nhưng như thế không có nghĩa là không nghiêm. Làm phải rất nghiêm, đúng luật pháp, đúng tinh thần dân tộc, nhân ái nhân văn.”
Trước nhiều ý kiến đóng góp về vấn đề tổ chức bộ máy, cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở, Tổng Bí thư nói: Trung ương đã thấy và bàn nhiều rồi, đây là vấn đề khó, phải làm một cách căn cơ. Sắp tới Trung ương sẽ có một hội nghị bàn về tổ chức bộ máy, cán bộ, các chức danh, đánh giá cán bộ thế nào, bố trí ra sao…
Xung quanh vấn đề xử lý kỷ luật cán bộ đảng viên sai phạm, Tổng Bí thư cho biết đây là xử lý về kết quả kiểm tra dấu hiệu vi phạm về mặt Đảng. Sau Hội nghị Trung ương vừa qua, dư luận nhìn chung là tốt. Tuy nhiên, cần cảnh giác trước những thông tin có tính kích động, cho rằng thế này là nặng, thế này là nhẹ, phe này đánh phe kia, đấu đá nội bộ… Trung ương đã xem xét hết sức bình tĩnh, tỉnh táo, khách quan, toàn diện, kỹ lưỡng; sắp tới còn làm tiếp, theo luật pháp, lương tâm, trách nhiệm, đạo đức.
Tổng Bí thư ghi nhận, tiếp thu ý kiến của nhiều cử tri về một số vấn đề bức xúc như biện pháp giải cứu nông sản, tránh khủng hoảng thừa như thịt lợn, cao su, thanh long… làm sao phải căn cơ, có kế hoạch, quy hoạch bài bản.
Nhiều cử tri đã đóng góp ý kiến cụ thể, sát thực về công tác giữ gìn môi trường; cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; vấn đề nợ xấu, nợ công...
Cử tri mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm chăm lo quyền lợi chính đáng, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân lao động, ưu tiên sử dụng lao động nữ, lao động người dân tộc thiểu số...
Tổng Bí thư mong muốn cử tri và nhân dân Thủ đô Anh hùng luôn phát huy truyền thống vẻ vang, đồng tâm nhất trí, vượt khó vươn lên xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp văn minh, xứng đáng là thế hệ con cháu Bác Hồ./.
Nhiều cử tri hoan nghênh và tin tưởng vào quyết tâm của Đảng trong đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, lắng nghe ý kiến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Công tác xử lý kỷ luật cán bộ vừa qua cho thấy không có “vùng cấm,” không phân biệt cấp bậc, chức vụ. Tuy nhiên, cử tri cho rằng mức xử lý kỷ luật phải thật nghiêm mới đủ sức răn đe. Nêu lên tình trạng bổ nhiệm cán bộ một cách “ồ ạt” dẫn đến thừa cán bộ ở một số nơi, gây bức xúc trong nhân dân, cử tri mong muốn Đảng, Nhà nước có cơ chế thu hút, trọng dụng người tài, tránh tình trạng chỉ bổ nhiệm người thân.
Cử tri cho rằng cần đổi mới tư duy về vị trí, vai trò của hệ thống chính trị ở cơ sở; quan tâm thỏa đáng đối với cán bộ cơ sở, những người gần dân, sát dân, hiểu dân và thường xuyên làm việc trực tiếp với dân. Thực tế nhiều việc cho thấy hệ thống chính trị ở cơ sở phát huy tác dụng, vận động dân nghe và làm theo…
Nhiều cử tri đề cập đến việc nâng cao chất lượng công tác xây dựng luật, làm sao để phù hợp với yêu cầu phát triển, vừa sát với thực tiễn, mong muốn của dân, bảo đảm tính thực thi của pháp luật, tránh tình trạng luật vừa ban hành đã phải sửa, quá nhiều luật phải sửa.
Cử tri kiến nghị Quốc hội tiến hành giám sát tối cao về an toàn vệ sinh thực phẩm, bởi đây là vấn đề hệ trọng, hậu quả gây ra cho xã hội rất lớn, nhiều vụ bị phát hiện nhưng xử lý chưa nghiêm. Các vụ lạm dụng, xâm hại tình dục trẻ em, không chỉ gây hậu quả lâu dài và nặng nề đối với nạn nhân là trẻ em gái, mà còn làm băng hoại nền tảng đạo đức xã hội và truyền thống đạo lý của dân tộc; cần phải trừng trị nghiêm khắc đối tượng phạm tội, bảo đảm tính răn đe.
Cử tri cũng nêu nhiều vấn đề dư luận quan tâm như: giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên; quản lý và sử dụng quỹ đất, quản lý trật tự đô thị…
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh và cảm ơn cử tri đã đóng góp nhiều ý kiến phong phú, sâu sắc vào các công việc chung của Đảng, của Quốc hội. Với trách nhiệm là đại biểu Quốc hội và là người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư trân trọng tiếp thu những ý kiến đóng góp tâm huyết, xác đáng của cử tri. Những vấn đề cử tri quan tâm đều là những vấn đề lớn của Đảng, của dân tộc, cho thấy ý Đảng lòng dân luôn hòa quyện làm một.
Sau khi thông báo những nội dung chính trong chương trình Kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XIV, Tổng Bí thư đã dành thời gian trao đổi về từng vấn đề cử tri quan tâm.
Nhấn mạnh công tác xây dựng pháp luật là một trong ba chức năng, nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản của Quốc hội, Tổng Bí thư chỉ rõ: “Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Nhà nước pháp quyền quản lý xã hội phải thông qua luật pháp, cơ chế chính sách. Đối với chúng ta, luật còn thiếu nhiều lắm. Thực tiễn đang vận động, chính sách thay đổi, cho nên luật phải thay đổi theo. Quốc hội ta không chỉ là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất mà còn là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cho nên phải có đại diện các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, vùng miền, nam, nữ, bảo đảm tiếng nói của toàn dân trong xây dựng luật. Cho nên đòi hỏi phải từng bước, phải đầu tư thêm công sức, tăng thêm đại biểu Quốc hội chuyên trách, thu hút thêm các nhà làm luật, lấy ý kiến phản biện, rồi học kinh nghiệm của nước ngoài, lắng nghe ý kiến của dân.”
Tổng Bí thư cảm ơn cử tri đã đồng tình, hoan nghênh những việc làm của Trung ương vừa qua nhằm xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch vững mạnh. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí thời gian gần đây đã có những tiến bộ, nhất là trong năm 2016, nhiều vụ án nghiêm trọng, nhiều đối tượng vi phạm đã bị đưa ra xét xử nghiêm minh trước pháp luật.
Chia sẻ với ý kiến cử tri cho rằng kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thời gian qua còn chưa đạt so với yêu cầu, mong muốn, cần đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới, Tổng Bí thư cho rằng: “Còn nhiều việc phải làm. Đây là cuộc đấu tranh gian khổ, phải kiên trì, kiên quyết. Quyết tâm cao nhưng luật chưa có, sửa ra sao, khung hình phạt thế nào, kỷ luật Đảng cũng có mức; mong muốn phải nghiêm hơn, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật… Luật pháp, chính sách của chúng ta rất nhân văn, đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại, nhưng như thế không có nghĩa là không nghiêm. Làm phải rất nghiêm, đúng luật pháp, đúng tinh thần dân tộc, nhân ái nhân văn.”
Trước nhiều ý kiến đóng góp về vấn đề tổ chức bộ máy, cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở, Tổng Bí thư nói: Trung ương đã thấy và bàn nhiều rồi, đây là vấn đề khó, phải làm một cách căn cơ. Sắp tới Trung ương sẽ có một hội nghị bàn về tổ chức bộ máy, cán bộ, các chức danh, đánh giá cán bộ thế nào, bố trí ra sao…
Xung quanh vấn đề xử lý kỷ luật cán bộ đảng viên sai phạm, Tổng Bí thư cho biết đây là xử lý về kết quả kiểm tra dấu hiệu vi phạm về mặt Đảng. Sau Hội nghị Trung ương vừa qua, dư luận nhìn chung là tốt. Tuy nhiên, cần cảnh giác trước những thông tin có tính kích động, cho rằng thế này là nặng, thế này là nhẹ, phe này đánh phe kia, đấu đá nội bộ… Trung ương đã xem xét hết sức bình tĩnh, tỉnh táo, khách quan, toàn diện, kỹ lưỡng; sắp tới còn làm tiếp, theo luật pháp, lương tâm, trách nhiệm, đạo đức.
Tổng Bí thư ghi nhận, tiếp thu ý kiến của nhiều cử tri về một số vấn đề bức xúc như biện pháp giải cứu nông sản, tránh khủng hoảng thừa như thịt lợn, cao su, thanh long… làm sao phải căn cơ, có kế hoạch, quy hoạch bài bản.
Nhiều cử tri đã đóng góp ý kiến cụ thể, sát thực về công tác giữ gìn môi trường; cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; vấn đề nợ xấu, nợ công...
Cử tri mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm chăm lo quyền lợi chính đáng, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân lao động, ưu tiên sử dụng lao động nữ, lao động người dân tộc thiểu số...
Tổng Bí thư mong muốn cử tri và nhân dân Thủ đô Anh hùng luôn phát huy truyền thống vẻ vang, đồng tâm nhất trí, vượt khó vươn lên xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp văn minh, xứng đáng là thế hệ con cháu Bác Hồ./.
Chủ tịch Thượng viện Nhật ủng hộ Chính phủ hỗ trợ ODA cho Việt Nam  (13/05/2017)
Thủ tướng: Việt Nam có tiềm năng lớn về đổi mới sáng tạo  (13/05/2017)
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân: Đảng đã tỏ thái độ kiên quyết với tham nhũng  (13/05/2017)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc  (13/05/2017)
Các cuộc hội kiến, tiếp xúc của Chủ tịch nước tại Trung Quốc  (13/05/2017)
Thủ tướng kết thúc tốt đẹp các hoạt động tham dự WEF ASEAN  (13/05/2017)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay