Xây dựng ngành Thông tin và Truyền thông trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
22:20, ngày 27-08-2016
Ngày 27-8-2016 tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm Ngày Truyền thống ngành Thông tin và Truyền thông (28-8-1945 - 28-8-2016). Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng nhiều đại biểu tới dự.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết ngày 28-8-1945, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu tuyên cáo trước quốc dân đồng bào và thế giới việc thành lập Chính phủ nước Việt Nam mới.
Giúp việc cho Chính phủ có 13 bộ, trong đó có Bộ Thông tin-Tuyên truyền, Bộ Giao thông-Công chính (tiền thân của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày nay). Trên cơ sở đó, ngày 19-02-2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 258/QĐ-TTg lấy ngày 28-8 hằng năm là "Ngày Truyền thống ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam".
Nhìn lại những thành tựu quan trọng của ngành Thông tin và Truyền thông đạt được trong 71 năm qua và nhất là sau hơn 30 năm đổi mới, có thể thấy ngành Thông tin và Truyền thông đã trở thành ngành tiên phong thực hiện đường lối đổi mới một cách sáng tạo với quyết sách “Đi thẳng vào công nghệ hiện đại, số hóa, đa dịch vụ”.
Trong chặng đường phát triển cùng đất nước, ngành đã đạt được những thành tựu quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực báo chí xuất bản, bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành đã có tác động trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước và trong hội nhập quốc tế.
Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có 859 cơ quan báo, tạp chí in; 126 cơ quan báo, tạp chí điện tử; 67 đài phát thanh-truyền hình và 32 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền với khoảng 180 kênh chương trình phát thanh-truyền hình quảng bá, 122 kênh truyền hình trả tiền; gần 18.000 nhà báo được cấp thẻ.
Cả nước hiện có 63 nhà xuất bản, 1.500 cơ sở in và trên 13.000 cơ sở phát hành; mạng lưới bưu chính hiện có 12.738 điểm, bán kính phục vụ bình quân đạt 2,93 km/điểm… Tổng số thuê bao điện thoại di động đạt trên 126 triệu; tỉ lệ phủ sóng di động trên toàn quốc đạt 95%. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp viễn thông năm 2015 đạt gần 526.132 tỷ đồng, nộp ngân sách 48.247 tỷ đồng; lĩnh vực công nghệ thông tin hiện có trên 15.000 doanh nghiệp hoạt động; kim ngạnh xuất khẩu điện thoại và linh kiện hằng năm đạt hơn 32 tỷ USD; tổng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin năm 2015 đạt hơn 20 tỷ USD...
Về nhiệm vụ thời gian tới, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh ngành Thông tin và Truyền thông phải liên tục đổi mới, sáng tạo để thực hiện tốt chức năng quản lý trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông, nỗ lực phấn, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, quyết tâm thực hiện thành công chiến lược tăng tốc “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”.
Tại buổi lễ, biểu dương sự nỗ lực phấn đấu và những thành tích to lớn mà các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Thông tin và Truyền thông đã đạt được, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị ngành Thông tin và Truyền thông cần lưu ý một số vấn đề trong thời gian tới như nâng cao hiệu quả quản lý các cơ quan báo chí thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích, phù hợp với xu hướng truyền thông hiện đại; coi trọng công tác thông tin đối ngoại là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài; đẩy mạnh thông tin cơ sở là công cụ hiệu quả trong tuyên truyền và chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị ở cơ sở...
Chủ tịch Quốc hội cũng mong muốn ngành đặc biệt quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin. Đây là nhiệm vụ ưu tiên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, là nội dung quan trọng trong chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước./.
Giúp việc cho Chính phủ có 13 bộ, trong đó có Bộ Thông tin-Tuyên truyền, Bộ Giao thông-Công chính (tiền thân của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày nay). Trên cơ sở đó, ngày 19-02-2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 258/QĐ-TTg lấy ngày 28-8 hằng năm là "Ngày Truyền thống ngành Thông tin và Truyền thông Việt Nam".
Nhìn lại những thành tựu quan trọng của ngành Thông tin và Truyền thông đạt được trong 71 năm qua và nhất là sau hơn 30 năm đổi mới, có thể thấy ngành Thông tin và Truyền thông đã trở thành ngành tiên phong thực hiện đường lối đổi mới một cách sáng tạo với quyết sách “Đi thẳng vào công nghệ hiện đại, số hóa, đa dịch vụ”.
Trong chặng đường phát triển cùng đất nước, ngành đã đạt được những thành tựu quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực báo chí xuất bản, bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành đã có tác động trực tiếp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước và trong hội nhập quốc tế.
Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có 859 cơ quan báo, tạp chí in; 126 cơ quan báo, tạp chí điện tử; 67 đài phát thanh-truyền hình và 32 đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền với khoảng 180 kênh chương trình phát thanh-truyền hình quảng bá, 122 kênh truyền hình trả tiền; gần 18.000 nhà báo được cấp thẻ.
Cả nước hiện có 63 nhà xuất bản, 1.500 cơ sở in và trên 13.000 cơ sở phát hành; mạng lưới bưu chính hiện có 12.738 điểm, bán kính phục vụ bình quân đạt 2,93 km/điểm… Tổng số thuê bao điện thoại di động đạt trên 126 triệu; tỉ lệ phủ sóng di động trên toàn quốc đạt 95%. Tổng doanh thu của các doanh nghiệp viễn thông năm 2015 đạt gần 526.132 tỷ đồng, nộp ngân sách 48.247 tỷ đồng; lĩnh vực công nghệ thông tin hiện có trên 15.000 doanh nghiệp hoạt động; kim ngạnh xuất khẩu điện thoại và linh kiện hằng năm đạt hơn 32 tỷ USD; tổng doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin năm 2015 đạt hơn 20 tỷ USD...
Về nhiệm vụ thời gian tới, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh ngành Thông tin và Truyền thông phải liên tục đổi mới, sáng tạo để thực hiện tốt chức năng quản lý trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông, nỗ lực phấn, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, quyết tâm thực hiện thành công chiến lược tăng tốc “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông”.
Tại buổi lễ, biểu dương sự nỗ lực phấn đấu và những thành tích to lớn mà các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Thông tin và Truyền thông đã đạt được, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị ngành Thông tin và Truyền thông cần lưu ý một số vấn đề trong thời gian tới như nâng cao hiệu quả quản lý các cơ quan báo chí thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích, phù hợp với xu hướng truyền thông hiện đại; coi trọng công tác thông tin đối ngoại là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài; đẩy mạnh thông tin cơ sở là công cụ hiệu quả trong tuyên truyền và chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương và lãnh đạo các cơ quan, đơn vị ở cơ sở...
Chủ tịch Quốc hội cũng mong muốn ngành đặc biệt quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin. Đây là nhiệm vụ ưu tiên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, là nội dung quan trọng trong chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của đất nước./.
Thảo luận 4 phương án khai thác hải sản tại 4 tỉnh miền Trung  (27/08/2016)
Ninh Thuận cần "chuẩn bị tốt phương án phòng chống thiên tai"  (27/08/2016)
Hà Nội sẽ tổ chức tuyên dương 100 thủ khoa suất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện  (27/08/2016)
Kinh tế Mỹ đối diện với sự hồi phục khác thường  (27/08/2016)
Tổng Bí thư gửi gắm 10 chữ đến các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện  (27/08/2016)
Tuyên bố chung Việt Nam-Brunei Darussalam  (27/08/2016)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay