Ninh Thuận cần "chuẩn bị tốt phương án phòng chống thiên tai"
22:20, ngày 27-08-2016
Sau một ngày khảo sát một số cơ sở kinh tế-xã hội, dự hội nghị xúc tiến đầu tư, chiều 27-8-2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn công tác của Chính phủ đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Ninh Thuận về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội tại địa phương duyên hải miền Trung giàu thế mạnh và tiềm năng này.
Nửa đầu năm 2016 chứng kiến một giai đoạn mang tính lịch sử của chính quyền, nhân dân và doanh nghiệp tại Ninh Thuận trong bối cảnh hết sức khó khăn bởi đợt hạn hán nặng nề nhất từ trước tới nay xảy ra trên địa bàn.
Vụ hạn hán khốc liệt và kéo dài chưa từng có này đã làm người dân Ninh Thuận buộc phải dừng canh tác 15.407 ha đất; 5.137 con gia súc bị chết đói do nguồn thức ăn từ đồng cỏ tự nhiên cạn kiệt. Phải đến ngày 14-7, trên địa bàn tỉnh mới hết tình trạng gia súc chết do ảnh hưởng của hạn hán.
Nhờ sự hỗ trợ của Trung ương và những biện pháp kịp thời, chủ động của chính quyền địa phương, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ thời tiết khắc nghiệt, nhưng 6 tháng đầu năm 2016, kinh tế - xã hội Ninh Thuận vẫn được duy trì ổn định. Tổng sản phẩm nội địa vẫn đạt mức 6.245 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ.
Sáu tháng cuối năm 2016, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Ninh Thuận được xác định vẫn là chống hạn với quyết tâm “Không để dân đói, không để dân thiếu nước sinh hoạt, không để phát sinh dịch bệnh và chuyển đổi bền vững cơ cấu cây trồng," bảo đảm đủ nước tưới cho các vùng sản xuất.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, trên cơ sở tiềm năng và thế mạnh sẵn có, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện để Ninh Thuận chủ động ứng phó với thiên tai và cất cánh vươn lên phát triển mạnh mẽ.
Chia sẻ với chính quyền và nhân dân Ninh Thuận vì phải chống chọi và ứng phó với thiên tai, hạn mặn, Thủ tướng mong muốn Ninh Thuận vượt qua khó khăn, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, khắc phục tư tưởng trông chờ, triển khai những giải pháp phù hợp, kịp thời, phấn đấu sớm thoát khỏi địa phương thuộc diện chủ yếu được hỗ trợ từ ngân sách.
Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Ninh Thuận trong thời gian này là tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.
Lưu ý địa phương cần quan tâm, sớm khôi phục và đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, Thủ tướng gợi ý tỉnh đầu tư, chuyển đổi sản xuất các sản phẩm Nhà nước giá trị kinh tế cao để tăng nguồn thu ngân sách.
Bên cạnh kinh tế - xã hội, Thủ tướng cũng đề nghị tỉnh đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội.
Thủ tướng yêu cầu Ninh Thuận chuẩn bị tốt các phương án phòng, chống thiên tai sau đợt hạn hán kéo dài vừa qua, nhất là các biện pháp phòng, chống lũ lụt bởi sau ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, thời tiết, khí hậu sẽ còn chịu tác động từ La Nina.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng và các bộ, ngành đã giải đáp một số kiến nghị của Ninh Thuận về cơ chế chính sách đối với một số dự án trọng điểm về phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như khu công nghiệp, cảng biển, đường giao thông; trong đó, Thủ tướng đặc biệt lưu ý các bộ, ngành phối hợp với tỉnh để đảm bảo yếu tố hàng đầu là bảo vệ môi trường.
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, ngành liên quan xem xét, nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, tổ chức sản xuất, ổn định đời sống nhân dân tỉnh Ninh Thuận.
Đối với các đề xuất chống hạn của tỉnh, Thủ tướng đồng ý hỗ trợ 3.000 tấn gạo cứu đói trong thời gian khôi phục sản xuất cuối năm 2016 nhưng phải đảm bảo cấp đúng, cấp đủ đối tượng, đảm bảo người dân không bị đói, bị đứt bữa.
Thủ tướng cũng đồng ý chủ trương hỗ trợ xây dựng mới một số hồ chứa nước nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp nước tưới cấp bách và lâu dài cho Ninh Thuận phục vụ công tác chống hạn trước mắt và lâu dài, ổn định đời sống nhân dân./.
Vụ hạn hán khốc liệt và kéo dài chưa từng có này đã làm người dân Ninh Thuận buộc phải dừng canh tác 15.407 ha đất; 5.137 con gia súc bị chết đói do nguồn thức ăn từ đồng cỏ tự nhiên cạn kiệt. Phải đến ngày 14-7, trên địa bàn tỉnh mới hết tình trạng gia súc chết do ảnh hưởng của hạn hán.
Nhờ sự hỗ trợ của Trung ương và những biện pháp kịp thời, chủ động của chính quyền địa phương, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ thời tiết khắc nghiệt, nhưng 6 tháng đầu năm 2016, kinh tế - xã hội Ninh Thuận vẫn được duy trì ổn định. Tổng sản phẩm nội địa vẫn đạt mức 6.245 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ.
Sáu tháng cuối năm 2016, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Ninh Thuận được xác định vẫn là chống hạn với quyết tâm “Không để dân đói, không để dân thiếu nước sinh hoạt, không để phát sinh dịch bệnh và chuyển đổi bền vững cơ cấu cây trồng," bảo đảm đủ nước tưới cho các vùng sản xuất.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, trên cơ sở tiềm năng và thế mạnh sẵn có, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện để Ninh Thuận chủ động ứng phó với thiên tai và cất cánh vươn lên phát triển mạnh mẽ.
Chia sẻ với chính quyền và nhân dân Ninh Thuận vì phải chống chọi và ứng phó với thiên tai, hạn mặn, Thủ tướng mong muốn Ninh Thuận vượt qua khó khăn, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, khắc phục tư tưởng trông chờ, triển khai những giải pháp phù hợp, kịp thời, phấn đấu sớm thoát khỏi địa phương thuộc diện chủ yếu được hỗ trợ từ ngân sách.
Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Ninh Thuận trong thời gian này là tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.
Lưu ý địa phương cần quan tâm, sớm khôi phục và đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, Thủ tướng gợi ý tỉnh đầu tư, chuyển đổi sản xuất các sản phẩm Nhà nước giá trị kinh tế cao để tăng nguồn thu ngân sách.
Bên cạnh kinh tế - xã hội, Thủ tướng cũng đề nghị tỉnh đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội.
Thủ tướng yêu cầu Ninh Thuận chuẩn bị tốt các phương án phòng, chống thiên tai sau đợt hạn hán kéo dài vừa qua, nhất là các biện pháp phòng, chống lũ lụt bởi sau ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, thời tiết, khí hậu sẽ còn chịu tác động từ La Nina.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng và các bộ, ngành đã giải đáp một số kiến nghị của Ninh Thuận về cơ chế chính sách đối với một số dự án trọng điểm về phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như khu công nghiệp, cảng biển, đường giao thông; trong đó, Thủ tướng đặc biệt lưu ý các bộ, ngành phối hợp với tỉnh để đảm bảo yếu tố hàng đầu là bảo vệ môi trường.
Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, ngành liên quan xem xét, nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội, tổ chức sản xuất, ổn định đời sống nhân dân tỉnh Ninh Thuận.
Đối với các đề xuất chống hạn của tỉnh, Thủ tướng đồng ý hỗ trợ 3.000 tấn gạo cứu đói trong thời gian khôi phục sản xuất cuối năm 2016 nhưng phải đảm bảo cấp đúng, cấp đủ đối tượng, đảm bảo người dân không bị đói, bị đứt bữa.
Thủ tướng cũng đồng ý chủ trương hỗ trợ xây dựng mới một số hồ chứa nước nhằm đáp ứng yêu cầu cung cấp nước tưới cấp bách và lâu dài cho Ninh Thuận phục vụ công tác chống hạn trước mắt và lâu dài, ổn định đời sống nhân dân./.
Hà Nội sẽ tổ chức tuyên dương 100 thủ khoa suất sắc tốt nghiệp các trường đại học, học viện  (27/08/2016)
Kinh tế Mỹ đối diện với sự hồi phục khác thường  (27/08/2016)
Tổng Bí thư gửi gắm 10 chữ đến các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện  (27/08/2016)
Tuyên bố chung Việt Nam-Brunei Darussalam  (27/08/2016)
Bế mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 sau năm ngày làm việc  (26/08/2016)
Nam Định cần đa dạng hóa các nguồn lực để kêu gọi đầu tư  (26/08/2016)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay