Kết luận của Bộ Chính trị về “Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng”
Đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư vừa ký ban hành văn bản số 202-TB/TW thông báo Kết luận của Bộ Chính trị về Đề án "Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng".
Thông báo nêu rõ: sau khi xem xét Tờ trình của Ban Chỉ đạo Trung ương xây dựng Đề án "Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng", ý kiến các cơ quan liên quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và cơ bản đồng ý với nội dung của Đề án; đồng thời nhấn mạnh, lưu ý một số nội dung cơ bản sau:
1. Đổi mới phương thức tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng là nhiệm vụ quan trọng, nhằm phát hiện, thu hút, trọng dụng những người có đức, có tài, phát huy được phẩm chất, trình độ, năng lực, kinh nghiệm để đóng góp sức lực, trí tuệ cho sự phát triển bền vững của đất nước; nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng; góp phần thực hiện tốt Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đổi mới cách tuyển chọn phải bảo đảm, giữ vững nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo và quản lý đội ngũ cán bộ; góp phần khắc phục những yếu kém, khuyết điểm trong từng khâu của công tác cán bộ nói chung, trong tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng nói riêng. Lưu ý cần cụ thể hơn nữa về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng và tương đương.
2. Đối tượng được đăng ký dự tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng là cán bộ, công chức, viên chức nằm trong quy hoạch ở các chức danh cùng cấp hoặc tương đương, nhưng không giới hạn trong phạm vi cơ quan, đơn vị đó mà mở ra bao gồm cán bộ, công chức, viên chức đã được quy hoạch ở các vị trí, chức vụ tương đương, đang làm việc trong cùng bộ, ban, ngành, địa phương nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định. Trường hợp các đối tượng không nằm trong quy hoạch thì phải được cấp ủy quản lý các chức danh đó đồng ý.
3. Về phạm vi và thời gian thực hiện thí điểm:
- Thực hiện thí điểm tại 1/3 số bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương (trong đó có Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam); 1/3 số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (đại diện cho các vùng trong cả nước).
- Thời gian thực hiện thí điểm kéo dài từ quý III-2015 đến hết quý III-2018, sau đó sẽ tiến hành sơ kết, rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư về kết quả thực hiện thí điểm.
4. Giao Ban cán sự đảng Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ tiếp thu ý kiến Bộ Chính trị, hoàn thiện Đề án để tổ chức, thực hiện.
5- Từ nay, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương thực hiện thí điểm đổi mới cách tuyển chọn công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng theo Đề án này (sau khi Đề án được ban hành chính thức); không tổ chức thi tuyển công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý theo các đề án do địa phương, đơn vị... tự xây dựng.
Các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, tỉnh ủy, thành ủy và đảng ủy khối trực thuộc Trung ương trong diện thực hiện thí điểm, chủ động chỉ đạo thực hiện chủ trương này, định kỳ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư (qua Ban cán sự đảng Chính phủ)./.
Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Iceland  (16/06/2015)
Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh gặp mặt Đoàn đại biểu cựu thanh niên xung phong Đội 36  (16/06/2015)
Chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về công tác tiếp công dân  (16/06/2015)
Dỡ rào cản thị thực để thu hút khách quốc tế đến Việt Nam  (16/06/2015)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên