IFAD tài trợ cho Việt Nam 22 triệu USD để xóa đói giảm nghèo
22:59, ngày 26-11-2014
Theo phóng viên TTXVN tại Italy, chiều 25-11, tại trụ sở của Quỹ Phát triển Nông nghiệp quốc tế (IFAD) ở thủ đô Rome đã diễn ra lễ ký kết Hiệp định tài trợ trị giá 22 triệu USD của IFAD cho Việt Nam.
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Đại sứ Việt Nam tại Italy Nguyễn Hoàng Long, Đại diện Thường trực Việt Nam tại IFAD và ông Kanayo F. Nwanze, Chủ tịch IFAD đã ký hiệp định này.
Theo hiệp định, số tiền 22 triệu USD mà IFAD tài trợ cho Việt Nam theo điều kiện ưu đãi cao nhất để thực hiện Dự án “Xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế hàng hóa tại tỉnh Hà Giang.”
Dự kiến, dự án sẽ triển khai tại 30 xã của 5 huyện nghèo của tỉnh Hà Giang là Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Quang Bình, Vị Xuyên và Xín Mần, nhằm giúp khoảng 30.000 hộ nghèo tại địa phương tăng cường năng lực, xây dựng chuỗi giá trị, áp dụng các công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng và thị trường hàng hóa giúp người nghèo phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Phát biểu tại lễ ký, Chủ tịch IFAD đã chúc mừng và đánh giá cao chính sách, cũng như các thành tựu của Việt Nam trong phát triển nông nghiệp nông thôn và xóa đói giảm nghèo, đồng thời khẳng định Việt Nam là ví dụ điển hình trong lĩnh vực này.
Do đó, khoản hỗ trợ 22 triệu USD lần này của IFAD dành cho Việt Nam nhằm giúp các hộ nông dân nghèo gia tăng giá trị sản xuất, đồng thời giúp giảm nguy cơ mất mùa do biến đổi khí hậu và các điều kiện khắc nghiệt của thời tiết.
Ông Kanayo F. Nwanze cũng bày tỏ IFAD và cá nhân ông cam kết ủng hộ việc triển khai thực hiện các dự án hợp tác giữa IFAD với Việt Nam.
Đại sứ Nguyễn Hoàng Long đã cảm ơn sự hỗ trợ của IFAD đối với Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời cam kết Việt Nam sẽ sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ của IFAD nói riêng cũng như của các tổ chức quốc tế nói chung.
Đại sứ đánh giá cao sự chuyển hướng hợp tác của IFAD đối với Việt Nam tập trung vào giúp ứng phó với biến đổi khí hậu, là lĩnh vực khó khăn mà Việt Nam phải giải quyết và chịu ảnh hưởng nặng nề, đồng thời cho rằng Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển mới trong đó cần sự hợp tác quốc tế nhằm nâng cao kỹ năng và chất lượng của sự phát triển.
Là một tổ chức trực thuộc Liên hợp quốc, IFAD luôn đi đầu trong việc đưa ra những sáng kiến và mô hình mới trong phát triển nông nghiệp và nông thôn như phân cấp, phát triển nhóm cộng đồng, phát triển thị trường...
Tính đến nay, IFAD đã thực hiện được 10 dự án lớn xóa nghèo ở nông thôn Việt Nam với tổng chi phí là 283,4 triệu USD, giúp 539.270 hộ dân được hưởng lợi.
Điển hình như dự án cải thiện một cách bền vững sinh kế của các hộ gia đình dân tộc thiểu số và các hộ nghèo nông thôn tại tỉnh Tuyên Quang, Ninh Thuận, Gia Lai, Hà Tĩnh, Trà Vinh, Bắc Kạn, Cao Bằng, Bến Tre.../.
Theo hiệp định, số tiền 22 triệu USD mà IFAD tài trợ cho Việt Nam theo điều kiện ưu đãi cao nhất để thực hiện Dự án “Xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế hàng hóa tại tỉnh Hà Giang.”
Dự kiến, dự án sẽ triển khai tại 30 xã của 5 huyện nghèo của tỉnh Hà Giang là Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Quang Bình, Vị Xuyên và Xín Mần, nhằm giúp khoảng 30.000 hộ nghèo tại địa phương tăng cường năng lực, xây dựng chuỗi giá trị, áp dụng các công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng và thị trường hàng hóa giúp người nghèo phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Phát biểu tại lễ ký, Chủ tịch IFAD đã chúc mừng và đánh giá cao chính sách, cũng như các thành tựu của Việt Nam trong phát triển nông nghiệp nông thôn và xóa đói giảm nghèo, đồng thời khẳng định Việt Nam là ví dụ điển hình trong lĩnh vực này.
Do đó, khoản hỗ trợ 22 triệu USD lần này của IFAD dành cho Việt Nam nhằm giúp các hộ nông dân nghèo gia tăng giá trị sản xuất, đồng thời giúp giảm nguy cơ mất mùa do biến đổi khí hậu và các điều kiện khắc nghiệt của thời tiết.
Ông Kanayo F. Nwanze cũng bày tỏ IFAD và cá nhân ông cam kết ủng hộ việc triển khai thực hiện các dự án hợp tác giữa IFAD với Việt Nam.
Đại sứ Nguyễn Hoàng Long đã cảm ơn sự hỗ trợ của IFAD đối với Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời cam kết Việt Nam sẽ sử dụng có hiệu quả các nguồn tài trợ của IFAD nói riêng cũng như của các tổ chức quốc tế nói chung.
Đại sứ đánh giá cao sự chuyển hướng hợp tác của IFAD đối với Việt Nam tập trung vào giúp ứng phó với biến đổi khí hậu, là lĩnh vực khó khăn mà Việt Nam phải giải quyết và chịu ảnh hưởng nặng nề, đồng thời cho rằng Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển mới trong đó cần sự hợp tác quốc tế nhằm nâng cao kỹ năng và chất lượng của sự phát triển.
Là một tổ chức trực thuộc Liên hợp quốc, IFAD luôn đi đầu trong việc đưa ra những sáng kiến và mô hình mới trong phát triển nông nghiệp và nông thôn như phân cấp, phát triển nhóm cộng đồng, phát triển thị trường...
Tính đến nay, IFAD đã thực hiện được 10 dự án lớn xóa nghèo ở nông thôn Việt Nam với tổng chi phí là 283,4 triệu USD, giúp 539.270 hộ dân được hưởng lợi.
Điển hình như dự án cải thiện một cách bền vững sinh kế của các hộ gia đình dân tộc thiểu số và các hộ nghèo nông thôn tại tỉnh Tuyên Quang, Ninh Thuận, Gia Lai, Hà Tĩnh, Trà Vinh, Bắc Kạn, Cao Bằng, Bến Tre.../.
Tổng Bí thư kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Liên bang Nga  (26/11/2014)
Truyền thông Nga đánh giá cao kết quả cuộc hội đàm Việt - Nga  (26/11/2014)
Hiệu quả 10 năm thực hiện Nghị định số 163 của Chính phủ về giáo dục tại xã, phường, thị trấn ở Cần Thơ  (26/11/2014)
Bộ Y tế: Chú trọng cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước  (26/11/2014)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên