Hiệu quả 10 năm thực hiện Nghị định số 163 của Chính phủ về giáo dục tại xã, phường, thị trấn ở Cần Thơ
TCCSĐT - Công an thành phố Cần Thơ đã kịp thời tham mưu cho Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo và tổ chức thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Nghị định số 163/CP của Chính phủ, góp phần bảo đảm ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố.
Công tác triển khai, thực hiện
Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 163/CP ngày 19-12-2003 quy định chi tiết thi hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; Bộ Công an ban hành Thông tư số 22/2004/TT-BCA (V19) ngày 15-12-2004 về Hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 163/CP, Công an thành phố Cần Thơ đã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức triển khai cho các ban, ngành, đoàn thể, các phòng nghiệp vụ Công an thành phố, các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Công an các quận, huyện tổ chức thực hiện. Đồng thời, hằng năm Công an thành phố phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thành phố tiến hành kiểm tra, hướng dẫn công tác lập hồ sơ thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Nghị định số 163/CP của Chính phủ. Đặc biệt, Công an thành phố đã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Chỉ thị số 03/2012/CT-UBND ngày 20-7-2012 về “Quản lý, giáo dục, cảm hóa, giúp đỡ người có hành vi vi phạm pháp luật tại các xã, phường, thị trấn”, nhằm tạo điều kiện hỗ trợ các đối tượng được đào tạo nghề, giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống.
Để thực hiện tốt Nghị định số 163/CP, trong 10 năm qua (2003 - 2013), Công an thành phố Cần Thơ luôn xác định biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là một trong những biện pháp trọng tâm trong công tác phòng, ngừa tội phạm, nên đã chỉ đạo lực lượng Công an cơ sở thường xuyên tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp áp dụng đồng bộ các biện pháp để công tác giáo dục đối tượng tại xã, phường, thị trấn mang lại hiệu quả cao. Từ đó, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp luôn quan tâm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân trong chỉ đạo thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Đặc biệt, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thường xuyên chỉ đạo cho lực lượng Công an phải thực hiện đúng trình tự thủ tục theo quy định khi áp dụng biện pháp này; tham mưu tốt cho Đảng ủy, Ủy ban nhân dân trong công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm hoặc hỗ trợ cho đối tượng vay vốn để sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống; đồng thời chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an cơ sở trong việc quản lý, cảm hóa, giáo dục đối tượng nhằm giúp đỡ họ không tái phạm.
Sau 10 năm thực hiện Nghị định số 163/CP, lực lượng Công an phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể các cấp tổ chức tuyên truyền được 9.343 cuộc, có 384.169 lượt người dự. Qua công tác tuyên truyền, ý thức của cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân được nâng lên trong việc thực hiện pháp luật, từ đó tích cực tham gia công tác cảm hóa, giáo dục đối tượng tại địa phương, góp phần không nhỏ trong công tác phòng, ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các loại tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn Thành phố. Các ban, ngành, đoàn thể và tổ chức chính trị xã hội có phân công thành viên của tổ chức mình tham gia quản lý, cảm hóa, giáo dục đối tượng, thường xuyên phối hợp với Công an xã, phường, thị trấn, Công an viên phụ trách ấp, Cảnh sát khu vực, trưởng ấp, khu vực tiếp xúc với đối tượng để nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, điều kiện, hoàn cảnh của đối tượng để động viên, giúp đỡ và có biện pháp giáo dục phù hợp không để đối tượng tái phạm.
Kết quả công tác giáo dục tại xã, phường, thị trấn
Một là, Công tác tham mưu, tổ chức thực hiện của Công an cơ sở ngày càng đi vào chiều sâu, chất lượng, hiệu quả; trình độ, năng lực của lực lượng Công an xã, phường, thị trấn không ngừng được nâng lên; trình tự hồ sơ thủ tục thực hiện ngày càng chặt chẽ đúng theo quy định của pháp luật. Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn luôn được sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân trong quá trình tổ chức thực hiện. Đây là biện pháp mang tính giáo dục, thuyết phục, răn đe đối tượng rất cao, giúp đối tượng nhanh chóng khắc phục khuyết điểm, tiến bộ nhanh hơn. Ngoài ra, còn dạy nghề và tạo việc làm để đối tượng phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống, làm hạn chế tình trạng tái phạm của đối tượng, không để phát sinh tội phạm.
Hai là, thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mang lại hiệu quả rất to lớn, mang tính giáo dục và răn đe rất cao, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân, góp phần quan trọng trong công tác phòng, ngừa và đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các loại tội phạm, bảo đảm ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.
Ba là, đã xuất hiện nhiều mô hình mới, cách làm hay, điển hình tiên tiến trong công tác cảm hóa, giáo dục đối tượng như mô hình thực hiện Đề án 4 của Bộ Công an “Quản lý, giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật và có nguy cơ vi phạm pháp luật” của các ngành, đoàn thể phường An Hòa, An Hội (quận Ninh Kiều); mô hình “Tiếp bước các em đến trường” của phường An Phú (quận Ninh Kiều); mô hình “Giáo dục trẻ em làm trái pháp luật” của thị trấn Thới Lai (huyện Thới Lai); mô hình “Bàn giao đối tượng cho các ngành, đoàn thể quản lý, giáo dục và công khai đối tượng trước dân” của huyện Phong Điền; mô hình “Quản lý, giáo dục đối tượng theo Nghị định 163/CP của phường Long Hòa (quận Bình Thủy); mô hình “Cảm hóa, giáo dục các đối tượng vi phạm pháp luật” của phường Trường Lạc (quận Ô Môn); mô hình “Cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ đối tượng lầm lỗi tại gia đình và cộng đồng” của xã Vĩnh Trinh, Vĩnh Bình và thị trấn Thạnh An (huyện Vĩnh Thạnh); mô hình “Cảm hóa, giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật” của phường Lê Bình, Ba Láng (quận Cái Răng)... Qua công tác cảm hóa, giáo dục đã có nhiều đối tượng tiến bộ, có công ăn việc làm thu nhập ổn định, tích cực tham gia công tác giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở và các phong trào tại địa phương.
Bốn là, Công an xã, phường, thị trấn đã lập hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp ra quyết định áp dụng Nghị định 163/CP của Chính phủ là 5.827 đối tượng (5.477 nam, chiếm 94%, 350 nữ chiếm 6%). Trong đó đã xét duyệt, cảm hóa, giáo dục được 5.789 đối tượng (5.443 nam, 346 nữ), đạt 99,35%. Nghề nghiệp của đối tượng bị áp dụng chủ yếu là lao động tự do, chiếm 64,77%; không nghề nghiệp, chiếm 34%; học sinh, sinh viên, chiếm 1,23%.
Năm là, qua công tác quản lý, cảm hóa, giáo dục đã có 3.980/5.789 đối tượng tiến bộ (3.709 nam, 271 nữ), chiếm 68,8%. Trong đó, số được xét giảm trước hạn là 37 đối tượng, chiếm 0,92%; số đúng hạn là 3.914 đối tượng, chiếm 98,35%; số quá hạn là 29 đối tượng, chiếm 0,73%.
Một số hạn chế và bài học kinh nghiệm
Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 163/CP, vẫn còn những hạn chế nhất định:
- Cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể ở một số địa phương còn xem nhẹ biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, thường xem đó là nhiệm vụ của cơ quan Công an nên sự phối hợp thực hiện ở nhiều nơi còn mang tính hình thức.
- Công tác tuyên truyền, cảm hóa, giáo dục, vận động đối tượng của một số ngành, đoàn thể chưa được thường xuyên, liên tục. Mặt khác, một số cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và tác dụng của biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; không nắm được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của đối tượng để có biện pháp cảm hóa, giáo dục phù hợp nên tình trạng đối tượng tái phạm còn xảy ra.
- Qua công tác quản lý, cảm hóa, giáo dục còn 1.809/5.789 đối tượng không tiến bộ, tái phạm, vi phạm pháp luật, chiếm tỷ lệ 31,25 %.
- Một bộ phận nhân dân còn ngại trong việc phối hợp cùng với chính quyền địa phương thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, nhất là đối với các gia đình có con em vi phạm đang bị áp dụng biện pháp này.
- Cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý, cảm hóa giáo dục có trình độ không đồng đều, kiến thức và kỹ năng trong cảm hóa, giáo dục còn hạn chế, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thực hiện biện pháp này tại địa phương.
- Công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho đối tượng chưa mang lại hiệu quả thiết thực, đa số đối tượng có trình độ thấp, nhiều cơ quan, doanh nghiệp còn ngần ngại trong việc tiếp nhận đối tượng, nguồn lực (nhất là vốn) để thực hiện cho công tác này còn rất hạn chế...
Những bài học kinh nghiệm
Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị định số 163/NĐ-CP của Chính phủ có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm: Trước hết, biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn chỉ đạt kết quả cao khi được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Tiếp đến, phải thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, phát động, vận động nhân dân tích cực tham gia công tác quản lý, cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ đối tượng tại địa phương, nhằm phát huy hiệu quả tích cực và răn đe các đối tượng khác không vi phạm pháp luật. Mặt khác, thực tế cho thấy nơi nào thực hiện tốt biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì nơi đó tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội giảm, người dân tích cực tham gia công tác phòng, chống tội phạm. Cuối cùng, công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho đối tượng là một trong những nội dung quan trọng và quyết định nhằm tạo điều kiện cho đối tượng tiến bộ, ổn định cuộc sống tái hòa nhập cộng đồng, giúp họ tự tin không còn mặc cảm.
Cần có giải pháp kịp thời để thực hiện hiệu quả hơn
Để công tác giáo dục tại xã, phường, thị trấn đạt hiệu quả cao hơn, cần thực hiện tốt một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương cần thường xuyên quan tâm lãnh, chỉ đạo thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, không nên xem đó là nhiệm vụ của cơ quan Công an, mà coi đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn dân, nếu làm tốt vấn đề này sẽ hạn chế người vi phạm pháp luật.
Thứ hai, tuyên truyền để các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và tác dụng của biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, từ đó nắm được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của đối tượng để có biện pháp cảm hóa, giáo dục cho phù hợp; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, cảm hóa, giáo dục, vận động đối tượng và các gia đình có con em vi phạm đang bị áp dụng biện pháp này để hạn chế tình trạng đối tượng tái phạm.
Thứ ba, Bộ Công an phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Đề án đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho đối tượng trong diện này, giải quyết công ăn việc làm cho họ.
Thứ tư, tổ chức tập huấn chuyên sâu cho cán bộ làm công tác hướng dẫn, kiểm tra và cán bộ trực tiếp làm hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30-9-2013 của Chính phủ; đồng thời ban hành Thông tư hướng dẫn, hồ sơ, biểu mẫu thống nhất việc thực hiện Nghị định này.
Thứ năm, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30-9-2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn; chỉ đạo các sở, ngành có liên quan phối hợp sớm triển khai thực hiện “Quỹ doanh nhân phòng, chống tội phạm thành phố Cần Thơ” theo Chỉ thị số 03/2012/CT-UBND ngày 20-7-2012 của Ủy ban nhân dân thành phố để tạo điều kiện hỗ trợ cho các đối tượng được đào tạo nghề, sản xuất kinh doanh ổn định cuộc sống.
Thứ sáu, các địa phương cần đánh giá tình hình vi phạm và tái phạm theo Nghị định này, đồng thời định kỳ sơ, tổng kết để kịp thời điều chỉnh cũng như đề ra các biện pháp cho phù hợp ở từng địa phương./.
Bộ Y tế: Chú trọng cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước  (26/11/2014)
Việt - Nga ra Tuyên bố chung về tiếp tục tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện  (26/11/2014)
APEC 22: Đẩy mạnh kết nối toàn diện vì một châu Á - Thái Bình Dương sáng tạo, hội nhập và phồn vinh  (26/11/2014)
Quốc vương Malaysia đánh giá cao quan hệ đối tác với Việt Nam  (26/11/2014)
Tuyên bố chung Hội nghị Cấp cao Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam  (26/11/2014)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Putin  (26/11/2014)
- Các quốc gia tầm trung trong bối cảnh mới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam đến năm 2030
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc xây dựng và phát huy nhân tố con người để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
- Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam
- Phát triển tài chính toàn diện trên cơ sở mối quan hệ với công nghệ tài chính và hàm ý chính sách cho Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay