ASEAN và các đối tác nhất trí thúc đẩy hoàn tất đàm phán RCEP
Theo tuyên bố tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Nhật Bản ngày 12-11 tại Thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar, hai bên ghi nhận rằng những tiến bộ đạt được trong các cuộc đàm phán về RCEP sẽ góp phần vào tiến trình hội nhập kinh tế khu vực, cũng như tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước tham gia.
RCEP là một Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được đề xuất giữa 10 nước thành viên ASEAN và sáu quốc gia mà ASEAN đã ký FTA, bao gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Các cuộc đàm phán RCEP được chính thức khởi động vào tháng 11-2012, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Campuchia.
Tại hội nghị năm nay, ASEAN và Nhật Bản cũng tái khẳng định cam kết đẩy mạnh thương mại và đầu tư với mục tiêu tăng gấp đôi kim ngạch thương mại vào năm 2022. Năm 2013, thương mại song phương ASEAN - Nhật Bản đạt 240,9 tỷ USD, chiếm 9,6% tổng thương mại của ASEAN. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Nhật Bản vào ASEAN đạt 22,9 tỷ USD năm ngoái, góp phần làm cho Nhật Bản trở thành nguồn FDI lớn thứ hai đối với ASEAN, chiếm 18,7% tổng vốn đầu tư vào ASEAN trong năm 2013.
Cũng trong ngày 12-11, tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần thứ 12, hai bên đã công nhận tầm quan trọng của RCEP là một công cụ quan trọng trong việc thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Hai bên cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải đẩy nhanh các cuộc đàm phán RCEP liên tục và thực hiện kịp thời Thỏa thuận thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ. Tổng thương mại giữa ASEAN và Ấn Độ đạt 67,9 tỷ USD năm 2013. Hai bên tái khẳng định cam kết đạt mục tiêu 100 tỷ USD vào năm 2015.
Các vòng đàm phán tiếp theo về RCEP dự kiến được tổ chức vào tháng 12-2014 tại New Delhi của Ấn Độ./.
- Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý
- Phát triển nhân lực khoa học, công nghệ Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
- Góc nhìn chuyên gia - Dự báo chiều hướng chính sách đối ngoại của chính quyền mới ở Mỹ: Tác động và một số vấn đề đặt ra
- Phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong kỷ nguyên mới
- Hoàn thiện thể chế thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước - lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay