Từ 1-1-2009, Cộng hòa Séc sẽ đảm nhận chức Chủ tịch EU
Sáng 19-12-2008, tại Hà Nội, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam đã tổ chức họp báo với sự tham dự của đại diện Uỷ ban châu Âu, Cộng hoà Séc.
Mục đích của họp nhằm thông báo việc kết thúc nhiệm kỳ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu (từ ngày 1-7-2008 và sẽ kết thúc vào ngày 31-12-2008) của Pháp và mở đầu nhiệm kỳ Chủ tịch của Cộng hoà Séch (từ ngày 1-1-2009).
Phát biểu tại cuộc họp báo, Đại sứ Cộng hoà Pháp, ngài Hérve Bolot cho biết, 4 ưu tiên đặt ra trong nhiệm kỳ vừa qua là: Biến đổi khí hậu, An ninh năng lượng, Chính sách nông nghiệp, nhập cư và Vai trò của EU trên trường quốc tế, Pháp đã có nhiều nỗ lực và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong nhiệm kỳ 12 tháng làm Chủ tịch EU.
Về quan hệ hợp tác với Việt Nam, Đại sứ Pháp nhấn mạnh: “Trong năm qua, chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ, hợp tác chặt chẽ của Chính phủ Việt Nam. Hàng tháng chúng tôi đều tiến hành đối thoại với Chính phủ Việt Nam về tất cả các vấn đề, từ chính trị, kinh tế, xuất khẩu và cả những vấn đề về tự do nhân quyền. Tôi nghĩ rằng, trong thời gian tới, chúng tôi mong muốn sẽ cùng nhau có chung tiếng nói trong việc thúc đẩy quan hệ, hợp tác mở rộng với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực”.
Nói về vai trò của mình trong nhiệm kỳ tới, Đại sứ Cộng hoà Czech Machal Kral cho biết, từ ngày 1-1-2009, Cộng hoà Séc đảm nhiệm chức Chủ tịch EU và cam kết bảo đảm tính tiếp nối giữa các nhiệm kỳ trước đây. Ông nói: “Sẽ không thay đổi định hướng chính sách của EU, mà chỉ có những điểm nhấn khác nhau”. Ông Michal Kral khẳng định những ưu tiên của Séc và EU phù hợp với yêu cầu phát triển của Việt Nam. Ông Kral cũng mong muốn Việt Nam thúc đẩy đàm phán Hiệp định đối tác chiến lược (PCA) giữa Việt Nam và EU.
Tại họp báo, đại diện của Pháp, Séc và EC tại Việt Nam đã trả lời nhiều câu hỏi của phóng viên. Trưởng đại diện Phái đoàn Ủy ban châu Âu tại Việt Nam Sean Doyle đã đánh giá cao những cố gắng của Việt Nam trong việc thực thi nghiêm túc các cam kết WTO, đánh giá cao khả năng hấp thụ nguồn vốn ODA của nước này. Năm 2007, 74% tổng mức vốn ODA mà EU dành cho Việt Nam đã được giải ngân và năm 2008 mức giải ngân là 80%.
Vì vậy, tại hội nghị CG vừa diễn ra đầu tháng 12, các nhà tài trợ EU đã tái khẳng định niềm tin với Việt Nam bằng việc cam kết số vốn ODA cho năm 2009 là hơn 800 triệu USD. Về vấn đề Séc ngừng cấp visa cho người Việt Nam vào nước này, ông Michal Kral khẳng định: “Cộng đồng người Việt Nam đã có những đóng góp rất lớn ở Séc và tỷ lệ tội phạm là người Việt Nam rất thấp. Ông cho biết, phía Séc đã và sẽ tiếp tục đối thoại và thảo luận với phía Việt Nam về vấn đề này. Ông Kral nói: “Đầu năm 2009, chúng tôi sẽ nghiên cứu vấn đề cấp visa dài hạn, và tiếp tục cấp visa ngắn hạn cho người Việt Nam vào Séc”./.
Thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng  (20/12/2008)
Dự thảo Luật Viễn thông khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh viễn thông  (20/12/2008)
Tác động của khủng hoảng tài chính thế giới đến đầu tư nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong những năm tới  (20/12/2008)
Hai năm gia nhập WTO - những thách thức và cơ hội đối với các doanh nghiệp Việt Nam  (19/12/2008)
Từ 22-12-2008, lãi suất cơ bản giảm còn 8,5%/năm  (19/12/2008)
Việt Nam tích cực đưa Hiến chương ASEAN vào cuộc sống  (19/12/2008)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm