Dự thảo Luật Viễn thông khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh viễn thông
Dự thảo Luật Viễn thông do Bộ Thông tin-Truyền thông chủ trì soạn thảo quy định, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều được tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông cũng như thiết lập hạ tầng mạng viễn thông. | ||
Để khắc phục một số hạn chế của Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông (VT) năm 2002, cũng như để đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và thông lệ quốc tế, Dự thảo Luật VT có một số thay đổi trong công tác quản lý, cũng như môi trường hoạt động của các doanh nghiệp VT. Dự thảo Luật dành 1 Chương về kinh doanh VT. Các quy định tại Chương này về doanh nghiệp VT; đầu tư trong VT; cạnh tranh trong kinh doanh VT; sở hữu trong doanh nghiệp VT;... sẽ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh VT trong môi trường bình đẳng, công bằng, minh bạch theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Một điểm mới nữa trong Dự thảo Luật, phương thức quản lý tài nguyên VT (tần số, kho số, tên miền...) sẽ chuyển từ cấp phát sang cơ chế thị trường. Khoản 1 Điều 40 Dự thảo Luật VT quy định, phân bổ tài nguyên VT, đặc biệt là đối với các băng tần mang tính thương mại cao sẽ được thực hiện chủ yếu thông qua các hình thức thi tuyển và đấu giá. Ngoài ra, cho phép các doanh nghiệp chuyển nhượng quyền sử dụng tài nguyên VT có được thông qua đấu giá. Thực hiện đền bù khi giải phóng tài nguyên VT theo quy hoạch cho các tổ chức, cá nhân bị thu hồi tài nguyên VT mà đã được phân bổ và vẫn còn thời hạn sử dụng. Đặc biệt, do xu hướng hội tụ mạng và các dịch vụ VT, Internet và truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình đang ngày càng rõ nét tại Việt Nam, nên việc thống nhất quản lý hạ tầng dùng chung là hết sức cần thiết. Dự thảo Luật đã quy định, quy hoạch công trình VT được xác định là một bộ phận quan trọng phải có trong quy hoạch xây dựng các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong đầu tư xây dựng và thuận tiện cho việc cung cấp, sử dụng dịch vụ VT. Đồng thời, Dự thảo Luật cũng khuyến khích các biện pháp đảm bảo mỹ quan đô thị, khu dân cư trong phát triển hạ tầng mạng VT như ngầm hóa hạ tầng VT (hệ thống cáp),... |
Tác động của khủng hoảng tài chính thế giới đến đầu tư nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong những năm tới  (20/12/2008)
Hai năm gia nhập WTO - những thách thức và cơ hội đối với các doanh nghiệp Việt Nam  (19/12/2008)
Từ 22-12-2008, lãi suất cơ bản giảm còn 8,5%/năm  (19/12/2008)
Việt Nam tích cực đưa Hiến chương ASEAN vào cuộc sống  (19/12/2008)
Trung Quốc: Một vài kinh nghiệm cải cách hành chính  (19/12/2008)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên