Hội thảo quốc tế "Giao lưu kinh tế - văn hóa lưu vực sông Hồng lần thứ hai năm 2008"
Từ ngày 18 – 19-12-2008, “Hội thảo Quốc tế Giao lưu kinh tế - văn hóa lưu vực sông Hồng lần thứ II – 2008” đã được tổ chức tại Lào Cai với sự tham gia của hơn 100 đại biểu là các nhà khoa học của Việt Nam, Trung Quốc; một số nhà khoa học nghiên cứu về Việt Nam, Trung Quốc đến từ Xin-ga-po và Pháp.
Với tinh thần làm việc tích cực, nghiêm túc, đã có gần 70 bài tham luận được trình bày một cách ngắn gọn, cô đọng về các nội dung liên quan tại 3 tiểu ban: Văn hóa – Xã hội; Kinh tế; Đường sắt Điền - Việt và các vấn đề khác.
Tiểu ban Văn hóa – Xã hội thảo luận tập trung về giao lưu văn hoá Việt Nam - Trung Hoa; mối quan hệ giữa Văn hóa sông Hồng và Văn hóa sông Mêkông; bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ hợp tác giao lưu giữa Lào Cai và châu Hồng Hà; vấn đề giáo dục khu vực dân tộc biên giới Trung - Việt; sự tương đồng và khác biệt về văn hóa của các dân tộc thiểu số tỉnh Vân Nam, Trung Quốc với cư dân người Việt vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng ở Việt Nam; văn hóa, sinh thái của dân tộc Hà Nhì, dân tộc Dao.
Các tham luận của Tiểu ban Kinh tế thảo luận sâu về các nội dung: Lào Cai trong chiến lược hai hành lang, một vành đai; Tiềm năng phát triển bền vững kinh tế - văn hóa lưu vực sông Hồng; Định hướng phát triển du lịch vùng Bắc Bộ phục vụ nhu cầu phát triển hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng; việc vận chuyển hàng hóa quá cảnh giữa Hồng Kông và Vân Nam qua đường sông Hồng; Giải pháp phát triển Khu hợp tác kinh tế Lào Cai (Việt Nam) - Hồng Hà (Trung Quốc).
Tiểu ban Đường sắt Điền - Việt và các vấn đề khác thảo luận tập trung về ảnh hưởng của đường sắt Điền - Việt đối với phát triển kinh tế - xã hội và đời sống đồng bào các dân tộc lưu vực sông Hồng; Việc khai thác tuyến đường sắt Hải Phòng - Lào Cai - Côn Minh của thực dân Pháp trong những năm đầu thế kỷ XX; Tiến trình cận đại hoá của đường sắt Điền Việt và khu dân tộc Đông Nam Vân Nam. Đặc biệt, các báo cáo khoa học đều nhấn mạnh vai trò của đường sắt Điền Việt với đời sống đồng bào các dân tộc lưu vực sông Hồng, qua đó đề ra các giải pháp, cơ chế chính sách phát huy giá trị văn hóa lịch sử của đường sắt Điền - Việt, thúc đẩy sự bảo vệ và kế thừa văn hóa dân tộc lưu vực sông Hồng.
Nhìn chung, các ý kiến thảo luận đều quan tâm đến vấn đề lịch sử, quá trình xây dựng đường sắt Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và tác động đến sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của Vân Nam (Trung Quốc) và các tỉnh lưu vực sông Hồng của Việt Nam; hợp tác kinh tế, văn hoá, xã hội, đào tạo phát triển nguồn nhân lực giữa hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc); tác động của hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương dọc tuyến hành lang và khu vực.
Các ý kiến tham luận tại Hội thảo đã góp phần đề ra giải pháp có tính khả thi nhằm mở rộng nghiên cứu các giá trị văn hoá, lịch sử của lưu vực sông Hồng trong lịch sử và hiện tại; tăng cường giao lưu kinh tế - văn hoá lưu vực sông Hồng; đề xuất một số cơ chế, chính sách để thúc đẩy hợp tác toàn diện. Đây là những vấn đề xã hội đặt ra cho các nhà quản lý hai tỉnh Lào Cai - Vân Nam nghiên cứu hoàn thiện cơ chế chính sách trong tương lai.
Trong 2 ngày 20 và 21-12-2008, các đại biểu sẽ đi khảo sát thực tế dọc sông Hồng thuộc địa bàn hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc). Các đại biểu Trung Quốc khảo sát thực tế tại một số địa điểm ở thành phố Lào Cai, huyện Bắc Hà. Các đại biểu Việt Nam khảo sát thực tế tại thành phố Mông Tự, châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Hội thảo khoa học Quốc tế “Giao lưu kinh tế, văn hoá lưu vực sông Hồng” lần thứ II – 2008 tiếp tục mở ra các cơ hội, hứa hẹn gặt hái nhiều thành tựu to lớn hơn trong mối quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc) trong tương lai./.
Mục lục Tạp chí Cộng sản số 793 (11-2008)  (19/12/2008)
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư  (19/12/2008)
Xã hội hóa lĩnh vực an toàn lương thực, thực phẩm  (19/12/2008)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên