Trao Bằng Tổ quốc ghi công cho thân nhân, gia đình 442 liệt sỹ
Tại buổi lễ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp Bằng Tổ quốc ghi công đợt 1 năm 2018 cho 442 liệt sỹ thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và 44 tỉnh, thành phố. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã trân trọng trao Bằng Tổ Quốc ghi công tới 30 gia đình thân nhân liệt sỹ, đại diện cho các gia đình thân nhân liệt sỹ của cả nước đón nhận Bằng Tổ quốc ghi công dịp này.
Trong số 442 liệt sỹ được Đảng, Nhà nước trân trọng tôn vinh và trao Bằng Tổ quốc ghi công lần này có những liệt sỹ hy sinh từ những năm 1936 (tính đến nay đã 82 năm) như các liệt sỹ: Nguyễn Văn Am (Ký Âm), Tống Văn Ưởng (Hưởng),Trần Ngọc Uẩn (Ký Uẩn), Ngô Văn Sóc... đều thuộc thành phố Hải Phòng và rất nhiều liệt sỹ đã anh dũng chiến đấu và hy sinh trong những năm thập niên 40, 50 của thế kỷ 20.
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi lời chia sẻ, động viên tới các thân nhân liệt sỹ được đón nhận Bằng Tổ quốc ghi công sau bao nhiêu khắc khoải chờ mong, gia đình đã nhận được Bằng Tổ quốc ghi công, xác nhận liệt sỹ cho thân nhân của mình.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, kế thừa truyền thống hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam anh hùng, gần một thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta quyết tâm thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ, chấp nhận những thử thách, vượt qua biết bao gian khổ, hy sinh để giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước”. Để đạt được thắng lợi to lớn đó, hàng triệu chiến sỹ và đồng bào đã hy sinh dưới mưa bom, bão đạn của kẻ thù, đã vĩnh viễn không quay trở về với người thân, với gia đình và quê hương.
Ghi nhận những công lao đóng góp to lớn đó, hơn 70 năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta thường xuyên chăm lo đến công tác thương binh liệt sỹ và người có công, hệ thống chính sách về người có công được ban hành, sửa đổi, bổ sung thường xuyên cả về đối tượng và chính sách thụ hưởng phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước và được đảm bảo thực hiện đồng bộ; các hoạt động đền ơn đáp nghĩa được triển khai sâu rộng trong cả nước, qua đó phần nào đã xoa dịu những nỗi đau, mất mát của những người ở lại, thể hiện được trách nhiệm, tinh thần "hiếu nghĩa, bác ái" của toàn dân tộc ta đối với những người đã hy sinh, người có công và thân nhân người có công trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại của nhân dân ta.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, trong những năm qua, điều băn khoăn, trăn trở lớn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta là do cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của chúng ta kéo dài, khốc liệt, do không còn hồ sơ, giấy tờ gốc, những người giao nhiệm vụ và biết sự việc không còn... nên chưa được các cơ quan chức năng xem xét để xác nhận người hi sinh là liệt sỹ, người bị thương là thương binh và hưởng chính sách như thương binh.
“Với tinh thần không để người có công nào không được hưởng chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã nỗ lực rất cao triển khai công tác xác nhận, giải quyết hồ sơ tồn đọng với những cách làm sáng tạo, thận trọng, chặt chẽ, công khai, minh bạch, đến nay đã xác nhận hàng nghìn liệt sỹ, hàng nghìn thương binh và người hưởng chính sách như thương binh, trong đó nhiều trường hợp đã hy sinh cách đây 70-80 năm. Đây chính là trách nhiệm cao cả, nghĩa tình sâu nặng, là sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, của các thế hệ người Việt Nam hiện nay đối với sự hy sinh của bao thế hệ cha, anh đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc,” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Hiện nay, hầu hết thuộc diện hồ sơ tồn đọng đề nghị công nhận liệt sỹ từ rất lâu, và được ngành Lao động -Thương binh và Xã hội tiếp tục đón nhận và giải quyết theo Quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị công nhận người có công (QĐ 408/QĐ-LDTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, ban hành ngày 20-3-2017).
Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, từ năm 2017, Bộ đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, xem xét giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận liệt sỹ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh ở cấp tỉnh trên cả nước. Qua hơn một năm triển khai đã xem xét khoảng gần 6.000 hồ sơ tồn đọng trong đó đã xác nhận 1.792 liệt sỹ, 2.500 thương binh, những hồ sơ không đủ điều kiện cũng đã kết luận và giải thích thấu tình đạt lý cho đối tượng./.
Hoạt động trong ngày của các Phó Thủ tướng Chính phủ (26/07/2018)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay