Cập nhật thiệt hại về đê điều, hồ chứa do ảnh hưởng của mưa lũ
22:08, ngày 12-10-2017
Mưa lũ mấy ngày qua đã gây sạt lở, hư hỏng nhiều tuyến đê trọng yếu cũng như khiến nước dâng cao, có nơi vượt mức nước lịch sử gây vỡ đê năm 1985...
Tích cực "cứu" đê, chống tràn xử lý kịp thời các vết sạt lở
Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, tại Thanh Hóa, tuyến đê tả Chu từ K17+245-K17+332, đoạn K27+350-K27+360 bị sạt lở; tuyến đê bao Tế nông bị vỡ dài 3m; một số đoạn đê Tả sông Yên, tả, hữu sông Cầu Chày bị sạt lở, địa phương đã tổ chức xử lý giờ đầu.
Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, tại Thanh Hóa, tuyến đê tả Chu từ K17+245-K17+332, đoạn K27+350-K27+360 bị sạt lở; tuyến đê bao Tế nông bị vỡ dài 3m; một số đoạn đê Tả sông Yên, tả, hữu sông Cầu Chày bị sạt lở, địa phương đã tổ chức xử lý giờ đầu.
Sáng 12-10, Thanh Hóa tiếp tục xảy ra sự cố đê hữu sông Cầu Chày (đê cấp 4) tại vị trí cống Quan Hoa K14+400, hiện địa phương đang xử lý.
Tại Nam Định, một số tuyến đê, kè bị ảnh hưởng do bão số 10 chưa được xử lý tiếp tục bị sạt lở mái đê.
Theo đồng chí Nguyễn Thanh Tùng, Vụ Quản lý đê điều, Tổng cục Thủy lợi, mực nước trên sông Đáy ở Hà Nam và Ninh Bình đã trên báo động 3.
Trên sông Hoàng Long ở Ninh Bình mực nước đã vượt mực nước lịch sử gây vỡ đê (năm 1985 là 5,2m) và đạt 5,53m. Để đảm bảo an toàn sẽ phải phân lũ, nhưng địa phương đang cố gắng giữ chưa xả lũ và triển khai các biện pháp tuần tra để đảm bảo an toàn đê điều trên tuyến sông Hoàng Long.
Cũng trên sông Hoàng Long cũng đã xảy ra nhiều sự cố tràn và rò rỉ trên một số tuyến đê bối và địa phương đang thực hiện các biện pháp chống tràn.
Trước tình hình trên sông Hoàng Long, đồng chí Đồng Văn Tự, Vụ trưởng Vụ An toàn đập, Tổng cục Thủy lợi cho biết, đêm hôm qua (11-10) đã có hàng trăm người tham gia chống tràn và bảo vệ thành công tuyến đê hữu Hoàng Long.
Đồng chí Đồng Văn Tự cho biết, rất nhiều hồ chứa tràn qua đỉnh đập. Các hồ không vỡ vì nước bên ngoài cũng rất to. Nếu đợt này nước bên ngoài các hồ thấp, sẽ xảy ra vỡ rất nhiều.
Chủ động biện pháp ứng phó khi cấp bách với các hồ chứa
Về tình hình các hồ chứa ở các tỉnh Bắc bộ, hiện hầu hết các hồ chứa lớn đạt 85-90% dung tích thiết kế, các hồ chứa nhỏ đạt 90-100%. Có 85/286 hồ chứa lớn đã đạt hoặc xấp xỉ đạt mực nước dâng trung bình.
Các hồ chứa nhỏ cơ bản đã đạt hoặc xấp xỉ mực nước dâng trung bình; riêng tại Bắc Giang và Lạng Sơn, mực nước các hồ còn thấp hơn mực nước dâng trung bình từ 1-3,5m.
Các tỉnh Bắc bộ hiện có 138 hồ chứa xung yếu (64 hồ lớn, 74 hồ nhỏ).
Các tỉnh Bắc Trung bộ có 74/132 hồ chứa lớn đã đạt hoặc xấp xỉ mực nước dâng trung bình, trong đó: Thanh Hóa 24/26 hồ, Nghệ An 27/37 hồ; Hà Tĩnh 23/29 hồ; còn lại mực nước thấp hơn mực nước dâng trung bình từ 0,5-1,5m. Trong tổng số 32 hồ có cửa van có 11 hồ đang xả nước.
Các hồ chứa nhỏ ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, hầu hết các hồ đạt trên 85% dung tích thiết kế; các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế các hồ đạt trung bình 65-90% dung tích thiết kế. Các tỉnh có nhiều hồ đầy nước gồm: Thanh Hóa 530/584 hồ; Nghệ An 516/588 hồ; Hà Tĩnh 300/316 hồ.
Có 83 hồ chứa xung yếu (15 hồ lớn, 68 hồ nhỏ). Các tỉnh có nhiều hồ xung yếu như Thanh Hóa 20 hồ, Nghệ An 19 hồ, Hà Tĩnh 16 hồ...
Về tình hình an toàn hồ chứa thủy lợi, tại Thanh Hóa, hồ Ông Già, huyện Tĩnh Gia) bị tràn qua đỉnh đập 10cm. Hiện nước đã rút về mức nước bình thường (ngưỡng tràn tự do) và hồ an toàn.
Mưa lớn đã làm vỡ 12 m đập Cồ Bương ở huyện Cẩm Thủy và sạt mái hồ Đập Cầu (Hà Trung), chiều dài sạt 60m. Hiện nay địa phương đang khắc phục sự cố trên.
Tại Hòa Bình, đập hồ Cháu Mè bị sạt mái hạ lưu (hồ có dung tích 400.000m3), hiện địa phương đang xử lý.
Tại Nghệ An, đập Trại Gà, xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc (dung tích 100.000m3) bị mưa lớn tràn qua thân đập và đã mở rộng tràn 5m để xả lũ, đảm bảo an toàn đập.
Tại Hà Tĩnh, đập hồ chứa Cố Châu (dung tích 300.000 m3) tại xã Gia Hanh, huyện Can Lộc bị vỡ với với chiều dài 28m, sâu từ 3-3,5m, khối lượng ước tính khoảng 810m3.
Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, mưa lũ đã làm 8.071ha lúa; 30.390ha ngô, hoa màu, rau màu; 897ha cây trồng lâu năm và cây ăn quả bị ngập, thiệt hại; trong chăn nuôi có trên 41.000 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi.
Về tình hình thu hoạch lúa mùa, khu vực Đồng bằng Bắc Bộ lúa mùa đã thu hoạch được khoảng 45% (200.000/545.000ha); khu vực Bắc Trung Bộ, đã thu hoạch được 140.000/170.000ha./.
Tại Nam Định, một số tuyến đê, kè bị ảnh hưởng do bão số 10 chưa được xử lý tiếp tục bị sạt lở mái đê.
Theo đồng chí Nguyễn Thanh Tùng, Vụ Quản lý đê điều, Tổng cục Thủy lợi, mực nước trên sông Đáy ở Hà Nam và Ninh Bình đã trên báo động 3.
Trên sông Hoàng Long ở Ninh Bình mực nước đã vượt mực nước lịch sử gây vỡ đê (năm 1985 là 5,2m) và đạt 5,53m. Để đảm bảo an toàn sẽ phải phân lũ, nhưng địa phương đang cố gắng giữ chưa xả lũ và triển khai các biện pháp tuần tra để đảm bảo an toàn đê điều trên tuyến sông Hoàng Long.
Cũng trên sông Hoàng Long cũng đã xảy ra nhiều sự cố tràn và rò rỉ trên một số tuyến đê bối và địa phương đang thực hiện các biện pháp chống tràn.
Trước tình hình trên sông Hoàng Long, đồng chí Đồng Văn Tự, Vụ trưởng Vụ An toàn đập, Tổng cục Thủy lợi cho biết, đêm hôm qua (11-10) đã có hàng trăm người tham gia chống tràn và bảo vệ thành công tuyến đê hữu Hoàng Long.
Đồng chí Đồng Văn Tự cho biết, rất nhiều hồ chứa tràn qua đỉnh đập. Các hồ không vỡ vì nước bên ngoài cũng rất to. Nếu đợt này nước bên ngoài các hồ thấp, sẽ xảy ra vỡ rất nhiều.
Chủ động biện pháp ứng phó khi cấp bách với các hồ chứa
Về tình hình các hồ chứa ở các tỉnh Bắc bộ, hiện hầu hết các hồ chứa lớn đạt 85-90% dung tích thiết kế, các hồ chứa nhỏ đạt 90-100%. Có 85/286 hồ chứa lớn đã đạt hoặc xấp xỉ đạt mực nước dâng trung bình.
Các hồ chứa nhỏ cơ bản đã đạt hoặc xấp xỉ mực nước dâng trung bình; riêng tại Bắc Giang và Lạng Sơn, mực nước các hồ còn thấp hơn mực nước dâng trung bình từ 1-3,5m.
Các tỉnh Bắc bộ hiện có 138 hồ chứa xung yếu (64 hồ lớn, 74 hồ nhỏ).
Các tỉnh Bắc Trung bộ có 74/132 hồ chứa lớn đã đạt hoặc xấp xỉ mực nước dâng trung bình, trong đó: Thanh Hóa 24/26 hồ, Nghệ An 27/37 hồ; Hà Tĩnh 23/29 hồ; còn lại mực nước thấp hơn mực nước dâng trung bình từ 0,5-1,5m. Trong tổng số 32 hồ có cửa van có 11 hồ đang xả nước.
Các hồ chứa nhỏ ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, hầu hết các hồ đạt trên 85% dung tích thiết kế; các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế các hồ đạt trung bình 65-90% dung tích thiết kế. Các tỉnh có nhiều hồ đầy nước gồm: Thanh Hóa 530/584 hồ; Nghệ An 516/588 hồ; Hà Tĩnh 300/316 hồ.
Có 83 hồ chứa xung yếu (15 hồ lớn, 68 hồ nhỏ). Các tỉnh có nhiều hồ xung yếu như Thanh Hóa 20 hồ, Nghệ An 19 hồ, Hà Tĩnh 16 hồ...
Về tình hình an toàn hồ chứa thủy lợi, tại Thanh Hóa, hồ Ông Già, huyện Tĩnh Gia) bị tràn qua đỉnh đập 10cm. Hiện nước đã rút về mức nước bình thường (ngưỡng tràn tự do) và hồ an toàn.
Mưa lớn đã làm vỡ 12 m đập Cồ Bương ở huyện Cẩm Thủy và sạt mái hồ Đập Cầu (Hà Trung), chiều dài sạt 60m. Hiện nay địa phương đang khắc phục sự cố trên.
Tại Hòa Bình, đập hồ Cháu Mè bị sạt mái hạ lưu (hồ có dung tích 400.000m3), hiện địa phương đang xử lý.
Tại Nghệ An, đập Trại Gà, xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc (dung tích 100.000m3) bị mưa lớn tràn qua thân đập và đã mở rộng tràn 5m để xả lũ, đảm bảo an toàn đập.
Tại Hà Tĩnh, đập hồ chứa Cố Châu (dung tích 300.000 m3) tại xã Gia Hanh, huyện Can Lộc bị vỡ với với chiều dài 28m, sâu từ 3-3,5m, khối lượng ước tính khoảng 810m3.
Theo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, mưa lũ đã làm 8.071ha lúa; 30.390ha ngô, hoa màu, rau màu; 897ha cây trồng lâu năm và cây ăn quả bị ngập, thiệt hại; trong chăn nuôi có trên 41.000 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi.
Về tình hình thu hoạch lúa mùa, khu vực Đồng bằng Bắc Bộ lúa mùa đã thu hoạch được khoảng 45% (200.000/545.000ha); khu vực Bắc Trung Bộ, đã thu hoạch được 140.000/170.000ha./.
Hoạt động kinh tế giữa các nước thành viên SNG đang được phục hồi  (12/10/2017)
Mô hình thanh toán trực tuyến hỗ trợ tích cực kinh tế thế giới  (12/10/2017)
Ứng cử viên Việt Nam rút khỏi cuộc đua Tổng Giám đốc UNESCO  (12/10/2017)
Hội nghị IPU-137: Nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế  (12/10/2017)
Cần Thơ: 10 năm triển khai thực hiện Luật Bình đẳng giới  (12/10/2017)
Thủ tướng tới hiện trường trực tiếp chỉ đạo ứng phó lũ tại Ninh Bình  (12/10/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay