Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới
TCCSĐT - Sáng 30-9-2016, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự và chỉ đạo Hội nghị toàn quốc triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và phát động Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 - 2020.
Tham dự Hội nghị còn có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 (Ban Chỉ đạo); Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố trên cả nước tại các đầu cầu truyền hình trực tuyến.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo, tính đến ngày 15-9-2016, cả nước có 2.045 xã (23%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 515 xã (5,9%) so với cuối năm 2015. Dự kiến, hết năm 2016, sẽ có khoảng 25% số xã đạt chuẩn. Còn 300 xã đạt dưới 5 tiêu chí (3,36%), giảm 26 xã so với đầu năm 2016. Số tiêu chí đạt chuẩn bình quân của cả nước là 13,1 tiêu chí/xã. Có 24 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng ban hành quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 9 đơn vị so với năm 2015 và dự kiến, hết năm 2016, con số này là 30 đơn vị.
Trong giai đoạn 2011 - 2015, tổng nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình là hơn 850.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước chỉ chiếm 11,6%, còn 88,4% là từ nhiều nguồn lực khác nhau, như từ người dân, doanh nghiệp, tín dụng…
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, nông thôn mới là cuộc cách mạng, là nhiệm vụ chính trị, phải kiên trì, kiên nhẫn, tổ chức thực hiện cho tốt. Xây dựng nông thôn mới là giảm khoảng cách giữa đô thị với nông thôn, là một định hướng xã hội chủ nghĩa đặc biệt. Phải hiểu bản chất của nông thôn mới là thực sự nâng cao mức sống về vật chất, tinh thần của người dân. Nông thôn mới phải có kết cấu hạ tầng tốt, cơ cấu kinh tế phù hợp, tổ chức sản xuất hợp lý, xây dựng cuộc sống của người dân tốt hơn, dân chủ tốt hơn, bình đẳng xã hội tốt hơn, giữ vững bản sắc văn hóa, bảo đảm môi trường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn.
Đến năm 2020, cả nước phấn đấu 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, bình quân cả nước đạt 15 tiêu chí/xã. Thu nhập của cư dân nông thôn tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, trọng tâm cần tập trung vào 4 nhóm nội dung thành phần chủ yếu là hoàn thiện kết cấu hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã; thực hiện phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp; bảo vệ và cải thiện môi trường; giữ vững và tăng cường an toàn, an ninh trật tự trên địa bàn nông thôn. Đối với các xã đã đạt chuẩn, lựa chọn nội dung phù hợp với kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí để tiếp tục phấn đấu xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Dự kiến, tổng vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho thực hiện Chương trình giai đoạn 2016 - 2020 là hơn 193.000 tỷ đồng.
Về các giải pháp thực hiện, Ban Chỉ đạo cho biết, tiếp tục thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng nông thôn mới, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Thực hiện nghiêm túc việc đóng góp của nhân dân trong xã để triển khai các dự án theo nguyên tắc tự nguyện…
Để tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý mới cho xây dựng nông thôn mới, Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo Trung ương và địa phương khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 398/QĐ-TTg, ngày 11-3-2016, của Thủ tướng, trước hết hoàn thành ngay việc phân bổ vốn ngân sách Trung ương, trái phiếu Chính phủ để thực hiện Chương trình năm 2016, ban hành Quyết định của Thủ tướng về quy chế quản lý, điều hành, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, Quyết định của Thủ tướng về bộ tiêu chí nông thôn mới cấp xã giai đoạn 2016 - 2020 trong tháng 10-2016…
Tại hội nghị, Thủ tướng đã phát động Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2016 - 2020. Thủ tướng nhấn mạnh phong trào này phải dựa vào nhân dân, phát huy sức sáng tạo của nhân dân, bởi sức sáng tạo của nhân dân là vô tận./.
An sinh xã hội và công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay  (30/09/2016)
Đại hội đại biểu Phụ nữ Binh chủng Tăng Thiết giáp lần thứ V  (30/09/2016)
Chính sách cấm vận Nga của Mỹ và phương Tây sẽ đi đến đâu?  (30/09/2016)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay