Myanmar bước vào cuộc bầu cử lịch sử
21:03, ngày 08-11-2015
Bắt đầu từ 6h sáng ngày 08-11-2015 (giờ địa phương), tức 6h30 sáng theo giờ Hà Nội, các điểm bỏ phiếu trên toàn lãnh thổ Cộng hòa liên bang Myanmar đã mở cửa đón 32 triệu cử tri nước này tham gia cuộc tổng tuyển cử chưa từng có trong lịch sử quốc gia Đông Nam Á.
Đây là cuộc tổng tuyển cử đầu tiên kể từ khi nước này tiến hành cải cách mở cửa sau khi chính quyền dân sự thay thế chính quyền quân sự cách đây 4 năm.
Theo số liệu thống kê của Ủy ban Bầu cử Liên bang Myanmar (MUEC), tổng cộng có 6.189 ứng cử viên ra tranh cử, bao gồm 5.866 ứng cử viên do 92 chính đảng chỉ định và 323 ứng cử viên độc lập. Riêng khu vực Yangon có hơn 4,9 triệu cử tri hợp lệ và 5.495 điểm bỏ phiếu. Trong số 1.163 đơn vị bầu cử, 330 đơn vị sẽ bầu Hạ viện liên bang, 168 đơn vị bầu Thượng viện liên bang, 636 đơn vị bầu nghị viện bang hoặc cấp vùng, và 29 đơn vị bầu nghị viện bang hoặc khu vực của các sắc tộc.
Kể từ khi giành độc lập từ Anh năm 1948, Myanmar liên tục chìm trong các biến cố chính trị và xung đột sắc tộc. Những giai đoạn ổn định để phát triển rất ngắn ngủi và thường xuyên bị gián đoạn. Cuộc bầu cử ngày 08-11 có thể coi là bước thứ 7 và cũng là bước cuối cùng trong lộ trình xây dựng đất nước của “Lộ trình 7 bước” được công bố và triển khai từ đầu năm 2003. Đó cũng là một dấu mốc quan trọng của diễn biến chính trị ở Myanmar trong thời gian tới bởi tiếp sau cuộc bầu cử sẽ là cuộc đấu tranh nghị trường, có thể là rất gay gắt giữa các đảng có thành viên tham gia quốc hội.
Trong hệ thống chính trị của Myanmar theo quy định của Hiến pháp 2008, đảng chiếm đa số trong một viện quốc hội không có quyền thông qua các đạo luật. Nếu không có đảng nào giành đa số áp đảo, nhiều khả năng các đảng phải liên minh tạm thời với nhau để thông qua từng đạo luật.
Mặt khác, sau cuộc bầu cử quốc hội, cuộc bầu chọn tổng thống tại quốc hội cũng có ý nghĩa quan trọng không kém. Sau cuộc bầu cử ngày 08-11, hai viện quốc hội vừa được bầu sẽ chọn ra đại diện để tranh cử tổng thống, đại diện còn lại được quân đội đề cử. Hai ứng cử viên thất bại sẽ trở thành phó tổng thống. Sau khi được quốc hội bầu lên, tổng thống sẽ đứng ra lập chính phủ. Theo hiến pháp Myanmar, tổng thống giữ toàn quyền hành pháp, trừ việc quản lý các bộ biên giới, nội vụ, quốc phòng và thông qua các thay đổi của hiến pháp thì phải có sự ủng hộ của quân đội.
Tổng thống Thein Sein và Phó Tổng thống Nyan Tun đã quyết định không ra tranh cử. Tuy nhiên, dù không ra tranh cử ghế nghị sỹ quốc hội, Tổng thống Thein Sein vẫn là một thành viên của USDP, có nghĩa là đảng này hoàn toàn có thể tiếp tục đề cử ông giữ cương vị tổng thống. Theo Hiến pháp Myanmar, sự tham gia hay vắng mặt của tổng thống trong cuộc bầu cử quốc hội không ảnh hưởng tới việc tổng thống liên nhiệm.
Theo quy định của Hiến pháp Myanmar, bà San Suu Kyi sẽ không thể làm tổng thống nếu NLD thắng cử do bà có chồng và con mang quốc tịch Anh. Tuy nhiên, bà này được cho là sẽ nắm giữ một vị trí quyền lực nếu NLD giành quyền lập chính phủ. Theo nhiều nguồn thạo tin tại Yangon, khi đó có thể bà này sẽ giữ vị trí chủ tịch Hạ viện và NLD sẽ đề cử ông Htin Kyaw, một nhà ngoại giao và là trợ lý thân thiết của bà Suu Kyi làm ứng cử viên tổng thống vì lãnh đạo có uy tín lớn của NLD là ông Tin Oo đã tuyên bố không ứng cử vì lý do tuổi già sức yếu. Hiện ông này đã 88 tuổi.
Các nhà phân tích chính trị cũng coi các chính đảng sắc tộc khác là thế lực thứ ba ngoài USDP và NLD. Hàng chục đảng sắc tộc lớn nhỏ tại nhiều khu vực của Myanmar tuy chưa đủ sức gây ảnh hưởng trên toàn quốc, nhưng lại có ưu thế nhất định tại các khu vực dân tộc của mình. Việc giành ghế nghị sỹ tại các khu vực trên có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với cả USDP và NLD nếu muốn giành quyền lập chính phủ mới.
Ngay trước cuộc bầu cử, trong một bài diễn văn được phát rộng rãi trên toàn quốc qua đài phát thanh và truyền hình của Myanmar, Tổng thống đương nhiệm U Thein Sein cam kết sẽ tôn trọng kết quả bầu cử và chính phủ mới được thành lập theo hiến pháp, đồng thời tin rằng tất cả các lực lượng chính trị tại Myanmar sẽ tôn trọng kết quả bầu cử. Nhà lãnh đạo Myanmar cho biết thêm, ông đã sẵn sàng hợp tác với lãnh đạo các lực lượng chính trị vì sự ổn định của thời kỳ sau bầu cử nhằm đảm bảo quá trình chuyển tiếp chính trị diễn ra thuận lợi.
Các điểm bỏ phiếu dự kiến sẽ đóng cửa vào 16h ngày 08-11 và công tác kiểm phiếu sẽ mất ít nhất 2 ngày. Hơn 3.000 cảnh sát được đặt trong tình trạng báo động, với sự hỗ trợ của 5.400 trong tổng số 40.000 cảnh sát đặc nhiệm, nhằm tăng cường an ninh cho cuộc bầu cử. Hiện Chính phủ Myanmar đã đặt mức cảnh báo an ninh cao - mức cảnh báo màu vàng đối với khu vực Yangon và nhiều khu vực. Cảnh báo này có hiệu lực đến ngày 14-11-2015./.
Theo số liệu thống kê của Ủy ban Bầu cử Liên bang Myanmar (MUEC), tổng cộng có 6.189 ứng cử viên ra tranh cử, bao gồm 5.866 ứng cử viên do 92 chính đảng chỉ định và 323 ứng cử viên độc lập. Riêng khu vực Yangon có hơn 4,9 triệu cử tri hợp lệ và 5.495 điểm bỏ phiếu. Trong số 1.163 đơn vị bầu cử, 330 đơn vị sẽ bầu Hạ viện liên bang, 168 đơn vị bầu Thượng viện liên bang, 636 đơn vị bầu nghị viện bang hoặc cấp vùng, và 29 đơn vị bầu nghị viện bang hoặc khu vực của các sắc tộc.
Kể từ khi giành độc lập từ Anh năm 1948, Myanmar liên tục chìm trong các biến cố chính trị và xung đột sắc tộc. Những giai đoạn ổn định để phát triển rất ngắn ngủi và thường xuyên bị gián đoạn. Cuộc bầu cử ngày 08-11 có thể coi là bước thứ 7 và cũng là bước cuối cùng trong lộ trình xây dựng đất nước của “Lộ trình 7 bước” được công bố và triển khai từ đầu năm 2003. Đó cũng là một dấu mốc quan trọng của diễn biến chính trị ở Myanmar trong thời gian tới bởi tiếp sau cuộc bầu cử sẽ là cuộc đấu tranh nghị trường, có thể là rất gay gắt giữa các đảng có thành viên tham gia quốc hội.
Trong hệ thống chính trị của Myanmar theo quy định của Hiến pháp 2008, đảng chiếm đa số trong một viện quốc hội không có quyền thông qua các đạo luật. Nếu không có đảng nào giành đa số áp đảo, nhiều khả năng các đảng phải liên minh tạm thời với nhau để thông qua từng đạo luật.
Mặt khác, sau cuộc bầu cử quốc hội, cuộc bầu chọn tổng thống tại quốc hội cũng có ý nghĩa quan trọng không kém. Sau cuộc bầu cử ngày 08-11, hai viện quốc hội vừa được bầu sẽ chọn ra đại diện để tranh cử tổng thống, đại diện còn lại được quân đội đề cử. Hai ứng cử viên thất bại sẽ trở thành phó tổng thống. Sau khi được quốc hội bầu lên, tổng thống sẽ đứng ra lập chính phủ. Theo hiến pháp Myanmar, tổng thống giữ toàn quyền hành pháp, trừ việc quản lý các bộ biên giới, nội vụ, quốc phòng và thông qua các thay đổi của hiến pháp thì phải có sự ủng hộ của quân đội.
Tổng thống Thein Sein và Phó Tổng thống Nyan Tun đã quyết định không ra tranh cử. Tuy nhiên, dù không ra tranh cử ghế nghị sỹ quốc hội, Tổng thống Thein Sein vẫn là một thành viên của USDP, có nghĩa là đảng này hoàn toàn có thể tiếp tục đề cử ông giữ cương vị tổng thống. Theo Hiến pháp Myanmar, sự tham gia hay vắng mặt của tổng thống trong cuộc bầu cử quốc hội không ảnh hưởng tới việc tổng thống liên nhiệm.
Theo quy định của Hiến pháp Myanmar, bà San Suu Kyi sẽ không thể làm tổng thống nếu NLD thắng cử do bà có chồng và con mang quốc tịch Anh. Tuy nhiên, bà này được cho là sẽ nắm giữ một vị trí quyền lực nếu NLD giành quyền lập chính phủ. Theo nhiều nguồn thạo tin tại Yangon, khi đó có thể bà này sẽ giữ vị trí chủ tịch Hạ viện và NLD sẽ đề cử ông Htin Kyaw, một nhà ngoại giao và là trợ lý thân thiết của bà Suu Kyi làm ứng cử viên tổng thống vì lãnh đạo có uy tín lớn của NLD là ông Tin Oo đã tuyên bố không ứng cử vì lý do tuổi già sức yếu. Hiện ông này đã 88 tuổi.
Các nhà phân tích chính trị cũng coi các chính đảng sắc tộc khác là thế lực thứ ba ngoài USDP và NLD. Hàng chục đảng sắc tộc lớn nhỏ tại nhiều khu vực của Myanmar tuy chưa đủ sức gây ảnh hưởng trên toàn quốc, nhưng lại có ưu thế nhất định tại các khu vực dân tộc của mình. Việc giành ghế nghị sỹ tại các khu vực trên có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với cả USDP và NLD nếu muốn giành quyền lập chính phủ mới.
Ngay trước cuộc bầu cử, trong một bài diễn văn được phát rộng rãi trên toàn quốc qua đài phát thanh và truyền hình của Myanmar, Tổng thống đương nhiệm U Thein Sein cam kết sẽ tôn trọng kết quả bầu cử và chính phủ mới được thành lập theo hiến pháp, đồng thời tin rằng tất cả các lực lượng chính trị tại Myanmar sẽ tôn trọng kết quả bầu cử. Nhà lãnh đạo Myanmar cho biết thêm, ông đã sẵn sàng hợp tác với lãnh đạo các lực lượng chính trị vì sự ổn định của thời kỳ sau bầu cử nhằm đảm bảo quá trình chuyển tiếp chính trị diễn ra thuận lợi.
Các điểm bỏ phiếu dự kiến sẽ đóng cửa vào 16h ngày 08-11 và công tác kiểm phiếu sẽ mất ít nhất 2 ngày. Hơn 3.000 cảnh sát được đặt trong tình trạng báo động, với sự hỗ trợ của 5.400 trong tổng số 40.000 cảnh sát đặc nhiệm, nhằm tăng cường an ninh cho cuộc bầu cử. Hiện Chính phủ Myanmar đã đặt mức cảnh báo an ninh cao - mức cảnh báo màu vàng đối với khu vực Yangon và nhiều khu vực. Cảnh báo này có hiệu lực đến ngày 14-11-2015./.
Đại lễ cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông  (08/11/2015)
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh tiếp Tổng thống nước Cộng hòa Italia  (08/11/2015)
“Muốn thoát nghèo phải đổi mới cách làm, phối hợp, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất”  (08/11/2015)
Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam đứng thứ 10 thế giới  (08/11/2015)
“Thanh niên học sử để có thể làm nên lịch sử”  (08/11/2015)
Chủ tịch Thượng viện Bỉ kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam  (08/11/2015)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên