Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam đứng thứ 10 thế giới
Theo báo cáo mới nhất về Chỉ số niềm tin tiêu dùng được công bố bởi Nielsen - Công ty thông tin và đo lường toàn cầu, trong khi chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á có chiều hướng sụt giảm trong Quý III-2015, thì niềm tin người tiêu dùng Việt tăng nhẹ, đạt 105 điểm, được xếp hạng thứ 10 trên toàn cầu về mức độ lạc quan của người tiêu dùng.
Trong khi đó, dù giảm 5 điểm so với quý trước, nhưng Philippines vẫn là quốc gia đứng thứ 3 toàn cầu về mức độ lạc quan với 117 điểm. Indonesia xếp thứ 4 với 116 điểm. Trong khi Thái Lan vẫn đạt 111 điểm (ngang với quý trước) và xếp hạng 5 toàn cầu. Trong quý này, Singapore tăng 2 điểm, đạt 101. Trong khi đó, Malaysia lại có cú sụt giảm lớn nhất trong khu vực, giảm 11 điểm so với quý trước, đạt 78 điểm và là quốc gia bi quan nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Việt tăng nhẹ, đạt 105 điểm, được xếp hạng thứ 10 trên toàn cầu. (Ảnh: Nielsen) |
Khảo sát cũng chỉ rõ, khi nói đến tiết kiệm thì Việt Nam vẫn luôn là quốc gia đứng đầu toàn cầu với 78% người tiêu dùng khẳng định điều đó, tiếp đến là Indonesia (74%), Philippines (67%), Singapore (66%), Thái Lan (64%) và Malaysia (64%).
Người tiêu dùng Việt vẫn luôn có xu hướng hạn chế chi tiêu cho các khoản chi phí trong gia đình. 86% số người được khảo sát cho biết, đã điều chỉnh thói quen chi tiêu của mình trong 12 tháng qua để tiết kiệm chi phí bởi lẽ hầu hết họ đều cho rằng nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi cơn khủng hoảng ở thời điểm hiện tại.
Đa số người tiêu dùng Việt khi được hỏi đã cho biết, họ tiết kiệm các chi phí có liên quan đến gas, điện và các khoản chi tiêu giải trí bên ngoài gia đình. Người tiêu dùng cũng như cắt giảm các khoản chi tiêu cho quần áo mới và chi phí tiền điện thoại.
Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt cũng cho hay, sau khi trang trải các chi phí thiết yếu trong cuộc sống, họ cũng sẵn sàng dành tiền cho các khoản chi tiêu khác như các kỳ nghỉ/du lịch và trang trí/sửa chữa nhà cửa cũng như mua quần áo mới.
Cũng theo báo cáo của Nielsen, tình trạng thực tại của nền kinh tế và sức khỏe là mối quan tâm lớn của người tiêu dùng Việt trong 6 tháng tới (17%). Bên cạnh đó, 15% người tiêu dùng Việt lo lắng về tình hình công việc của họ, 10% đặt mối quan tâm đến các hóa đơn thiết yếu phải chi trả (điện, nước, internet, gas…) và 9% quan tâm đến tình trạng cân bằng trong công việc/cuộc sống./.
“Thanh niên học sử để có thể làm nên lịch sử”  (08/11/2015)
Chủ tịch Thượng viện Bỉ kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam  (08/11/2015)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi Điện mừng Quốc khánh Campuchia  (08/11/2015)
Biểu dương điển hình tiên tiến và giao lưu văn nghệ năm 2015 Khối Thi đua các cơ quan Đảng Trung ương  (08/11/2015)
Trang sử mới trong quan hệ giữa Trung Quốc Đại lục và Đài Loan  (07/11/2015)
Lễ tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số học giỏi năm học 2015  (07/11/2015)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên