Đại lễ cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông
17:00, ngày 08-11-2015
Sáng 08-11-2015, tại Trúc Lâm Thiên Trường - Trung tâm Phật giáo tỉnh Nam Định, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Đại lễ cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông với thông điệp “Tưởng nhớ người đi, vì người ở lại”.
Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng “Ngày Thế giới tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2015”, do Đại Hội đồng Liên hiệp quốc phát động trên toàn thế giới.
Tham dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia; Hòa thượng Thích Thanh Dũng, Phó Thư ký Hội đồng Chứng minh, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự và Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhiều chức sắc tôn giáo, đại diện các bộ, ngành, địa phương và hàng ngàn Phật tử.
Tại buổi lễ, các đại biểu đã dành phút tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông, cầu nguyện cho vong linh nạn nhân siêu đăng Phật quốc.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết ở Việt Nam, mỗi ngày có 24 người bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống cùng với trên 60 người bị thương tật suốt đời. Điều đó đồng nghĩa với mỗi ngày có khoảng một trăm gia đình Việt Nam gánh chịu sự mất mát, đau thương. Những di chứng mà mỗi tai nạn giao thông để lại luôn kéo dài và không thể lường hết được, khiến xã hội cũng bị tổn thương nghiêm trọng. Thêm vào đó, gia đình nạn nhân và ngân sách quốc gia phải chịu thêm gánh nặng hàng ngàn tỷ đồng để khắc phục hậu quả của tai nạn giao thông hàng năm. Điều đó đe dọa đến những thành quả của tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tổn thương đến hình ảnh một đất nước an toàn trong mắt bạn bè, đối tác.
Bộ trưởng Đinh La Thăng kêu gọi các cơ quan hữu quan, các đơn vị, tổ chức, cá nhân và toàn thể nhân dân nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông, đồng thời chung tay chia sẻ những tổn thất, mất mát của các nạn nhân, gia đình nạn nhân tai nạn giao thông để cho niềm vui về hạnh phúc, an toàn và bình yên trọn vẹn đến với mỗi người dân khi tham gia giao thông và đến với mọi người, mọi nhà.
“Thà chậm một giây còn hơn gây tai nạn. Lùi đi một bước, thoát được tai ương” - đây là lời nhắn nhủ của Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại buổi lễ. Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cho rằng chỉ trong phút chốc vô thường, vì một giây phút bất cẩn mà đưa đến tử vong mất mát, đau thương, tang tóc. Một phần do oan nghiệp, cộng nghiệp, biệt nghiệp của mỗi cá nhân, một phần do bất cẩn gây ra, nhất là không tôn trọng luật pháp, luật an toàn giao thông, không tôn trọng và bảo vệ tính mạng cho chính mình, cho người khác và cộng đồng xã hội. Vì thế, đã biết bao người phải chết, và biết bao người bị thương tật suốt đời vì tai nạn giao thông.
Chỉ trong 10 tháng năm 2015, đã có hơn 7.000 người chết vì tai nạn giao thông và hàng ngàn người khác đã phải chịu thương tật suốt đời. Đây là lời cảnh báo nguy cấp mà mọi người cần phải có trách nhiệm quan tâm tìm giải pháp, nỗ lực tuyên truyền ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, trách nhiệm đảm bảo an toàn xã hội, giữ gìn tính mạng, sự sống trân quý, thiêng liêng của mỗi người trong cuộc sống hôm nay và mai sau.
Năm An toàn giao thông 2015, là năm thứ tư Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức các hoạt động tưởng niệm nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông trên toàn quốc, trong đó có Đại lễ cầu siêu nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông. Đây là dịp để mọi người bày tỏ niềm thương xót với những người xấu số khi tham gia giao thông; sự chia sẻ mất mát, chia sẻ gánh nặng với người thân của họ.
Đại lễ cũng là một cơ hội để mỗi người nhắc nhở chính mình, người thân, bạn bè, các thành viên trong cộng đồng hãy làm tất cả những gì có thể để giao thông ở Việt Nam ngày càng phát triển theo hướng văn minh, an toàn, s ống có ý thức, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, đồng thời chung tay chia sẻ những tổn thất, mất mát của các nạn nhân, gia đình nạn nhân tai nạn giao thông .
Để chia sẻ phần nào mất mát, đau thương của các gia đình có nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông, Ủy ban An toàn giao thông đã trao tặng quà cho 10 gia đình, mỗi suất quà trị giá 2 triệu đồng. Đại diện các gia đình nạn nhân nhận quà của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, anh Trần Văn Tường (huyện Ý Yên, Nam Định) phát biểu trong nỗi nghẹn ngào: Nỗi đau mất con là vô cùng to lớn, không gì có thể đo đếm được, anh mong muốn mỗi người hãy chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, tránh tổn thất mất mát như gia đình anh. Chỉ trong vòng 03 tháng (từ tháng 02 đến tháng 5-2015), hai người con, một gái, một trai của anh đã bị tai nạn giao thông cướp đi sinh mạng.
Mặc dù chồng bị ốm nặng nằm nhà nhưng chị Phạm Thanh Vân (Xuân Trường, Nam Định) vẫn cố đến dự buổi lễ với mong muốn hương hồn của con trai được siêu thoát. Ngày 15-9, khi đang chơi trước cửa nhà, hai con trai của chị đã bị xe máy đâm phải. Cháu 11 tuổi bị mất, cháu 15 tuổi bị thương. Chị Vân nói trong hai hàng nước mắt: "Nhớ con vô hạn; mong mọi người có ý thức khi tham gia giao thông, đừng để mỗi ngày hàng chục người chết vì tai nạn giao thông thì đau xót vô cùng"./.
Tham dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Đinh La Thăng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia; Hòa thượng Thích Thanh Dũng, Phó Thư ký Hội đồng Chứng minh, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự và Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhiều chức sắc tôn giáo, đại diện các bộ, ngành, địa phương và hàng ngàn Phật tử.
Tại buổi lễ, các đại biểu đã dành phút tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông, cầu nguyện cho vong linh nạn nhân siêu đăng Phật quốc.
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết ở Việt Nam, mỗi ngày có 24 người bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống cùng với trên 60 người bị thương tật suốt đời. Điều đó đồng nghĩa với mỗi ngày có khoảng một trăm gia đình Việt Nam gánh chịu sự mất mát, đau thương. Những di chứng mà mỗi tai nạn giao thông để lại luôn kéo dài và không thể lường hết được, khiến xã hội cũng bị tổn thương nghiêm trọng. Thêm vào đó, gia đình nạn nhân và ngân sách quốc gia phải chịu thêm gánh nặng hàng ngàn tỷ đồng để khắc phục hậu quả của tai nạn giao thông hàng năm. Điều đó đe dọa đến những thành quả của tăng trưởng kinh tế, đồng thời làm tổn thương đến hình ảnh một đất nước an toàn trong mắt bạn bè, đối tác.
Bộ trưởng Đinh La Thăng kêu gọi các cơ quan hữu quan, các đơn vị, tổ chức, cá nhân và toàn thể nhân dân nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông, đồng thời chung tay chia sẻ những tổn thất, mất mát của các nạn nhân, gia đình nạn nhân tai nạn giao thông để cho niềm vui về hạnh phúc, an toàn và bình yên trọn vẹn đến với mỗi người dân khi tham gia giao thông và đến với mọi người, mọi nhà.
“Thà chậm một giây còn hơn gây tai nạn. Lùi đi một bước, thoát được tai ương” - đây là lời nhắn nhủ của Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại buổi lễ. Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cho rằng chỉ trong phút chốc vô thường, vì một giây phút bất cẩn mà đưa đến tử vong mất mát, đau thương, tang tóc. Một phần do oan nghiệp, cộng nghiệp, biệt nghiệp của mỗi cá nhân, một phần do bất cẩn gây ra, nhất là không tôn trọng luật pháp, luật an toàn giao thông, không tôn trọng và bảo vệ tính mạng cho chính mình, cho người khác và cộng đồng xã hội. Vì thế, đã biết bao người phải chết, và biết bao người bị thương tật suốt đời vì tai nạn giao thông.
Chỉ trong 10 tháng năm 2015, đã có hơn 7.000 người chết vì tai nạn giao thông và hàng ngàn người khác đã phải chịu thương tật suốt đời. Đây là lời cảnh báo nguy cấp mà mọi người cần phải có trách nhiệm quan tâm tìm giải pháp, nỗ lực tuyên truyền ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, trách nhiệm đảm bảo an toàn xã hội, giữ gìn tính mạng, sự sống trân quý, thiêng liêng của mỗi người trong cuộc sống hôm nay và mai sau.
Năm An toàn giao thông 2015, là năm thứ tư Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức các hoạt động tưởng niệm nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông trên toàn quốc, trong đó có Đại lễ cầu siêu nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông. Đây là dịp để mọi người bày tỏ niềm thương xót với những người xấu số khi tham gia giao thông; sự chia sẻ mất mát, chia sẻ gánh nặng với người thân của họ.
Đại lễ cũng là một cơ hội để mỗi người nhắc nhở chính mình, người thân, bạn bè, các thành viên trong cộng đồng hãy làm tất cả những gì có thể để giao thông ở Việt Nam ngày càng phát triển theo hướng văn minh, an toàn, s ống có ý thức, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, đồng thời chung tay chia sẻ những tổn thất, mất mát của các nạn nhân, gia đình nạn nhân tai nạn giao thông .
Để chia sẻ phần nào mất mát, đau thương của các gia đình có nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông, Ủy ban An toàn giao thông đã trao tặng quà cho 10 gia đình, mỗi suất quà trị giá 2 triệu đồng. Đại diện các gia đình nạn nhân nhận quà của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, anh Trần Văn Tường (huyện Ý Yên, Nam Định) phát biểu trong nỗi nghẹn ngào: Nỗi đau mất con là vô cùng to lớn, không gì có thể đo đếm được, anh mong muốn mỗi người hãy chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, tránh tổn thất mất mát như gia đình anh. Chỉ trong vòng 03 tháng (từ tháng 02 đến tháng 5-2015), hai người con, một gái, một trai của anh đã bị tai nạn giao thông cướp đi sinh mạng.
Mặc dù chồng bị ốm nặng nằm nhà nhưng chị Phạm Thanh Vân (Xuân Trường, Nam Định) vẫn cố đến dự buổi lễ với mong muốn hương hồn của con trai được siêu thoát. Ngày 15-9, khi đang chơi trước cửa nhà, hai con trai của chị đã bị xe máy đâm phải. Cháu 11 tuổi bị mất, cháu 15 tuổi bị thương. Chị Vân nói trong hai hàng nước mắt: "Nhớ con vô hạn; mong mọi người có ý thức khi tham gia giao thông, đừng để mỗi ngày hàng chục người chết vì tai nạn giao thông thì đau xót vô cùng"./.
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh tiếp Tổng thống nước Cộng hòa Italia  (08/11/2015)
“Muốn thoát nghèo phải đổi mới cách làm, phối hợp, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất”  (08/11/2015)
Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam đứng thứ 10 thế giới  (08/11/2015)
“Thanh niên học sử để có thể làm nên lịch sử”  (08/11/2015)
Chủ tịch Thượng viện Bỉ kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam  (08/11/2015)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi Điện mừng Quốc khánh Campuchia  (08/11/2015)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên