Quốc hội thảo luận chủ trương đầu tư xây sân bay Long Thành
22:48, ngày 14-11-2014
Tiếp tục Chương trình làm việc, chiều 14-11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về chủ trương đầu tư xây dựng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Tán thành chủ trương xây dựng
Thảo luận về chủ trương đầu tư xây dựng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các đại biểu: Hoàng Thị Tố Nga (Nam Định ); Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình); Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) và nhiều ý kiến khác của các đại biểu Quốc hội thể hiện sự tán thành với chủ trương của Đảng và Nhà nước cần có một Cảng hàng không quốc tế hiện đại đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và gắn với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Các ý kiến nhấn mạnh việc xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ hình thành và phát triển một cảng hàng không quốc tế trung chuyển có quy mô tầm cỡ trong khu vực nhằm phục vụ Chiến lược phát triển vận tải hàng không Việt Nam.
Đại biểu Hoàng Thị Tố Nga phân tích nếu Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào hoạt động sẽ góp phần tác động tích cực đến sự phát triển của nhiều ngành liên quan như dịch vụ, du lịch, thương mại và công nghiệp, trong đó đặc biệt là công nghiệp hàng không.
Khi cảng hàng không quốc tế trung chuyển có mạng lưới tuyến bay rộng khắp, sẽ thu hút, tập trung hành khách, hàng hóa trong nước và quốc tế đến cảng ngày càng lớn, mở rộng vận chuyển ra khắp thế giới, kích thích nhu cầu giao thông tiềm năng, phát triển giao thông vận tải hàng không cũng như các loại hình giao thông khác.
Đại biểu cho rằng nếu Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào hoạt động sẽ là cú hích để tạo động lực phát triển kinh tế xã hội vùng đông Nam bộ nói riêng và cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.
Nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội thể hiện sự tán thành với việc lựa chọn vị trí xây dựng Cảng hàng không Quốc tế tại Long Thành, thỏa mãn các tiêu chí đảm bảo sự thuận lợi trong việc vận chuyển hành khách, hàng hóa đi đến Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước và là cửa ngõ lớn nhất cả nước trong việc trao đổi, giao lưu, thông thương với quốc tế; đồng thời phục vụ cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Cảng hàng không quốc tế Long Thành được quy hoạch tại tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh 45km theo đường chim bay, nằm tại trung tâm khu vực kinh tế lớn nhất của cả nước.
Các quy hoạch giao thông đường bộ, đường sắt khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam hoàn toàn phù hợp đối với nhu cầu giao thông tiếp cận và nối giữa Cảng hàng không quốc tế Long Thành với Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể: 3 đường cao tốc: Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; Bến Lức - Long Thành; Biên Hòa - Vũng Tàu; đường sắt: Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây…
Cân nhắc thời điểm đầu tư dự án
Tán thành với chủ trương xây dựng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, tuy nhiên tại phiên thảo luận chiều nay đã ghi nhận nhiều nỗi lo lắng, băn khoăn về sức ép của dự án đối với nền kinh tế trong điều kiện chất lượng tăng trưởng chưa cao, khả năng thanh toán nợ công còn bấp bênh và hiệu quả đầu tư chưa được làm rõ.
Nhiều đại biểu đã đề cập tới tính cấp thiết của việc đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành và yêu cầu Chính phủ phải làm rõ vấn đề này để quyết định thời điểm đầu tư. Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng trong tình hình khó khăn của nền kinh tế nên cần cân nhắc thời điểm đầu tư thích hợp; nhấn mạnh việc cho chủ trương đầu tư vào thời điểm này là hợp lý để đến năm 2018 có thể triển khai dự án khi nền kinh tế đã ổn định.
Tuy tán thành với việc cần thiết xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhưng đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) cho rằng vào thời điểm này là chưa cấp thiết và đề nghị Chính phủ cần báo cáo thuyết phục hơn về công năng của sân bay Tân Sơn Nhất trong những năm tiếp theo…
Một số đại biểu Quốc hội nêu dẫn chứng nhiều nước, các sân bay quốc tế dù nhỏ nhưng vẫn khai thác tốt và khách du lịch, nhà đầu tư không đến Việt Nam chỉ vì có sân bay quốc tế mà vì có môi trường đầu tư, du lịch đáp ứng yêu cầu. Nêu vấn đề này, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) lo ngại, mục tiêu của dự án tuy có cơ sở nhưng không dễ đạt được.
Nhiều ý kiến thể hiện sự tin tưởng nếu Quốc hội đồng ý về chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành thì Chính phủ sẽ có báo cáo đầu tư giải đáp được các băn khoăn của Quốc hội.
Mạnh dạn hơn, đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) khẳng định “nguồn vốn là bài toán khó nhưng giải được khi cho chủ trương để lập dự án. Đừng sợ vì nợ mà không dám làm gì vì quan trọng là khả năng trả nợ, sử dụng vốn vay hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực”.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) khẳng định xây dựng sân bay Long Thành đã cấp thiết cho sự phát triển lâu dài của nền kinh tế và để tăng tính cạnh tranh với các quốc gia láng giềng khi họ đã “chạy từ lâu rồi”.
Theo đại biểu Bá Thuyền, nếu quyết chủ trương đầu tư từ bây giờ thì 8-10 năm nữa mới có sân bay Long Thành, chính vì thế nhiều đại biểu mong Quốc hội sớm thông qua chủ trương để Chính phủ triển khai các bước tiếp theo, “nếu không sẽ làm lỡ nhịp phát triển, cạnh tranh của đất nước” - đại biểu Nguyễn Bá Thuyền lưu ý.
Băn khoăn về nguồn vốn để đầu tư cho dự án
Báo cáo đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 164.589 tỷ đồng (tương đương 7,8 tỷ USD), trong đó: Vốn nhà nước bao gồm ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ và ODA là 84.624 tỷ đồng, vốn khác là 79.965 tỷ đồng.
Vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội đề cập nhất trong phiên thảo luận chiều nay về dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành là lấy đâu nguồn vốn để đầu tư cho dự án trong điều kiện bội chi ngân sách nhà nước lớn, kéo dài, nợ công cao...
Một số đại biểu Quốc hội đề nghị, chất lượng tăng trưởng kinh tế và khả năng thanh toán nợ công là những vấn đề cần cân nhắc khi quyết định đầu tư vào dự án này, nhất là phải làm rõ cách làm hiệu quả nhất đối với 7,8 tỷ USD đầu tư cho giai đoạn 1 của dự án.
Theo nhiều đại biểu, khối lượng vốn sẽ phải đầu tư cho dự án là rất lớn nên nếu ngân sách nhà nước bỏ ra 100%, vì thế ý kiến tán thành với Chính phủ đưa ra phương án huy động vốn theo phương thức xã hội hóa.
Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ phải giải trình phần vốn vay của doanh nghiệp có bảo lãnh của Nhà nước để đầu tư vào các giai đoạn để tránh tăng nợ công trong giai đoạn tiếp theo.
Trước nỗi lo nợ công do triển khai dự án, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) lạc quan, “nếu không hiệu quả thì không đầu tư, nếu đầu tư hiệu quả thì không chỉ không làm gia tăng nợ công mà còn góp phần tăng thu ngân sách”.
Tại phiên thảo luận các đại biểu Quốc hội cũng đã đề cập tới nhiều nội dung quan trọng khác của dự án như hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; năng lực quản lý, vận hành...
Ngày mai thứ Bảy, ngày 15-11, Quốc hội tiếp tục làm việc./.
Thảo luận về chủ trương đầu tư xây dựng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các đại biểu: Hoàng Thị Tố Nga (Nam Định ); Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình); Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) và nhiều ý kiến khác của các đại biểu Quốc hội thể hiện sự tán thành với chủ trương của Đảng và Nhà nước cần có một Cảng hàng không quốc tế hiện đại đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và gắn với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Các ý kiến nhấn mạnh việc xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành sẽ hình thành và phát triển một cảng hàng không quốc tế trung chuyển có quy mô tầm cỡ trong khu vực nhằm phục vụ Chiến lược phát triển vận tải hàng không Việt Nam.
Đại biểu Hoàng Thị Tố Nga phân tích nếu Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào hoạt động sẽ góp phần tác động tích cực đến sự phát triển của nhiều ngành liên quan như dịch vụ, du lịch, thương mại và công nghiệp, trong đó đặc biệt là công nghiệp hàng không.
Khi cảng hàng không quốc tế trung chuyển có mạng lưới tuyến bay rộng khắp, sẽ thu hút, tập trung hành khách, hàng hóa trong nước và quốc tế đến cảng ngày càng lớn, mở rộng vận chuyển ra khắp thế giới, kích thích nhu cầu giao thông tiềm năng, phát triển giao thông vận tải hàng không cũng như các loại hình giao thông khác.
Đại biểu cho rằng nếu Cảng hàng không quốc tế Long Thành đi vào hoạt động sẽ là cú hích để tạo động lực phát triển kinh tế xã hội vùng đông Nam bộ nói riêng và cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.
Nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội thể hiện sự tán thành với việc lựa chọn vị trí xây dựng Cảng hàng không Quốc tế tại Long Thành, thỏa mãn các tiêu chí đảm bảo sự thuận lợi trong việc vận chuyển hành khách, hàng hóa đi đến Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước và là cửa ngõ lớn nhất cả nước trong việc trao đổi, giao lưu, thông thương với quốc tế; đồng thời phục vụ cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Cảng hàng không quốc tế Long Thành được quy hoạch tại tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh 45km theo đường chim bay, nằm tại trung tâm khu vực kinh tế lớn nhất của cả nước.
Các quy hoạch giao thông đường bộ, đường sắt khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam hoàn toàn phù hợp đối với nhu cầu giao thông tiếp cận và nối giữa Cảng hàng không quốc tế Long Thành với Thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể: 3 đường cao tốc: Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; Bến Lức - Long Thành; Biên Hòa - Vũng Tàu; đường sắt: Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây…
Cân nhắc thời điểm đầu tư dự án
Tán thành với chủ trương xây dựng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, tuy nhiên tại phiên thảo luận chiều nay đã ghi nhận nhiều nỗi lo lắng, băn khoăn về sức ép của dự án đối với nền kinh tế trong điều kiện chất lượng tăng trưởng chưa cao, khả năng thanh toán nợ công còn bấp bênh và hiệu quả đầu tư chưa được làm rõ.
Nhiều đại biểu đã đề cập tới tính cấp thiết của việc đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành và yêu cầu Chính phủ phải làm rõ vấn đề này để quyết định thời điểm đầu tư. Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng trong tình hình khó khăn của nền kinh tế nên cần cân nhắc thời điểm đầu tư thích hợp; nhấn mạnh việc cho chủ trương đầu tư vào thời điểm này là hợp lý để đến năm 2018 có thể triển khai dự án khi nền kinh tế đã ổn định.
Tuy tán thành với việc cần thiết xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, nhưng đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) cho rằng vào thời điểm này là chưa cấp thiết và đề nghị Chính phủ cần báo cáo thuyết phục hơn về công năng của sân bay Tân Sơn Nhất trong những năm tiếp theo…
Một số đại biểu Quốc hội nêu dẫn chứng nhiều nước, các sân bay quốc tế dù nhỏ nhưng vẫn khai thác tốt và khách du lịch, nhà đầu tư không đến Việt Nam chỉ vì có sân bay quốc tế mà vì có môi trường đầu tư, du lịch đáp ứng yêu cầu. Nêu vấn đề này, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) lo ngại, mục tiêu của dự án tuy có cơ sở nhưng không dễ đạt được.
Nhiều ý kiến thể hiện sự tin tưởng nếu Quốc hội đồng ý về chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành thì Chính phủ sẽ có báo cáo đầu tư giải đáp được các băn khoăn của Quốc hội.
Mạnh dạn hơn, đại biểu Trương Văn Vở (Đồng Nai) khẳng định “nguồn vốn là bài toán khó nhưng giải được khi cho chủ trương để lập dự án. Đừng sợ vì nợ mà không dám làm gì vì quan trọng là khả năng trả nợ, sử dụng vốn vay hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực”.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) khẳng định xây dựng sân bay Long Thành đã cấp thiết cho sự phát triển lâu dài của nền kinh tế và để tăng tính cạnh tranh với các quốc gia láng giềng khi họ đã “chạy từ lâu rồi”.
Theo đại biểu Bá Thuyền, nếu quyết chủ trương đầu tư từ bây giờ thì 8-10 năm nữa mới có sân bay Long Thành, chính vì thế nhiều đại biểu mong Quốc hội sớm thông qua chủ trương để Chính phủ triển khai các bước tiếp theo, “nếu không sẽ làm lỡ nhịp phát triển, cạnh tranh của đất nước” - đại biểu Nguyễn Bá Thuyền lưu ý.
Băn khoăn về nguồn vốn để đầu tư cho dự án
Báo cáo đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 164.589 tỷ đồng (tương đương 7,8 tỷ USD), trong đó: Vốn nhà nước bao gồm ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ và ODA là 84.624 tỷ đồng, vốn khác là 79.965 tỷ đồng.
Vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội đề cập nhất trong phiên thảo luận chiều nay về dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành là lấy đâu nguồn vốn để đầu tư cho dự án trong điều kiện bội chi ngân sách nhà nước lớn, kéo dài, nợ công cao...
Một số đại biểu Quốc hội đề nghị, chất lượng tăng trưởng kinh tế và khả năng thanh toán nợ công là những vấn đề cần cân nhắc khi quyết định đầu tư vào dự án này, nhất là phải làm rõ cách làm hiệu quả nhất đối với 7,8 tỷ USD đầu tư cho giai đoạn 1 của dự án.
Theo nhiều đại biểu, khối lượng vốn sẽ phải đầu tư cho dự án là rất lớn nên nếu ngân sách nhà nước bỏ ra 100%, vì thế ý kiến tán thành với Chính phủ đưa ra phương án huy động vốn theo phương thức xã hội hóa.
Tuy nhiên, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ phải giải trình phần vốn vay của doanh nghiệp có bảo lãnh của Nhà nước để đầu tư vào các giai đoạn để tránh tăng nợ công trong giai đoạn tiếp theo.
Trước nỗi lo nợ công do triển khai dự án, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) lạc quan, “nếu không hiệu quả thì không đầu tư, nếu đầu tư hiệu quả thì không chỉ không làm gia tăng nợ công mà còn góp phần tăng thu ngân sách”.
Tại phiên thảo luận các đại biểu Quốc hội cũng đã đề cập tới nhiều nội dung quan trọng khác của dự án như hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; năng lực quản lý, vận hành...
Ngày mai thứ Bảy, ngày 15-11, Quốc hội tiếp tục làm việc./.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ II, năm 2014  (14/11/2014)
"Chính phủ Việt Nam ủng hộ hợp tác dầu khí PVN - Gazprom Neft"  (14/11/2014)
Hội nghị hợp tác trong lĩnh vực đầu tư sản xuất điện  (14/11/2014)
Phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân cho 39 nhà giáo  (14/11/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên