Hội nghị hợp tác trong lĩnh vực đầu tư sản xuất điện
Hội nghị nhằm giới thiệu về các dự án, cách thức thực hiện dự án; cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với các dự án điện do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam làm chủ đầu tư; đồng thời thảo luận về những khó khăn, vướng mắc trong việc hợp tác đầu tư vào các dự án đó. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trung ương (Bộ Công thương, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước), các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế; đại diện các Đại sứ quán: Nhật bản, Ô-xtrây-li-a, In-đô-nê-xi-a, Hàn Quốc và các doanh nghiệp nước ngoài.
An ninh năng lượng vốn được coi là “chìa khóa” để mỗi quốc gia được bảo vệ khỏi các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và làm chậm hoặc ngăn cản đà tăng trưởng kinh tế. An ninh năng lượng hiện nay và trong những thập kỷ tới là vấn đề quan ngại của nhiều quốc gia đang và sẽ sớm đối mặt với thiếu hụt cung cấp năng lượng. Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế đang phát triển và mới đạt được mức độ thu nhập trung bình, nhưng với “sức rướn” của một đất nước giàu truyền thống và con người thông minh cần cù, dự báo đất nước ta sẽ tiếp tục phát triển nhanh trong thập kỷ tới, cho nên cung cầu năng lượng nói chung và cung cầu điện nói riêng ở nước ta đang là nhu cầu bức thiết.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và các đơn vị thành viên là chủ đầu tư triển khai nhiều dự án điện quan trọng nằm trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt, bao gồm các nhà máy nhiệt điện chạy khí, nhiệt điện chạy than và thủy điện với tổng công suất đầu tư trên 9.000 MW, với tổng giá trị đầu tư lên đến hàng chục tỷ USD. Để cơ cấu vốn đầu tư, thu hút vốn từ đối tác nước ngoài cùng tham gia đầu tư các dự án nhằm giảm áp lực về vốn và công nghệ, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư trong nhiều năm qua, làm việc với nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới để quảng bá, giới thiệu thông tin các dự án, tổ chức làm việc, đàm phán về việc hợp tác đầu tư vào các dự án điện.
Mặc dù vậy, việc đầu tư vào lĩnh vực điện trong thời điểm hiện tại là một việc làm khó, đòi hỏi nhà đầu tư nước ngoài phải am hiểu về thị trường cũng như các cơ chế, chính sách của Nhà nước, trong khi không phải đối tác nào cũng có điều kiện tìm hiểu và thu thập thông tin đầy đủ về môi trường đầu tư Việt Nam nói chung và thị trường điện nói riêng.
Qua quá trình xúc tiến đầu tư thời gian vừa qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nhận thấy, các nhà đầu tư nước ngoài đang mong muốn có cơ hội gặp gỡ với các cơ quan quản lý nhà nước và chủ đầu tư để bày tỏ ý kiến, cùng thảo luận về những vấn đề vướng mắc trong việc hợp tác đầu tư vào các dự án điện tại Việt Nam. Vì vậy, Hội nghị này chính là nơi gặp gỡ các đối tác trong lĩnh vực đầu tư và sản xuất điện để hướng dẫn cách thức cũng như giải đáp các thắc mắc của nhà đầu tư, giúp họ hiểu rõ hơn về môi trường đầu tư cũng như tự tin hơn khi đưa ra các quyết định hợp tác đầu tư với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; trao đổi về cách thức hợp tác đầu tư, các vấn đề vướng mắc trong việc đầu tư vào các dự án điện do Tập đoàn Dầu khí làm chủ đầu tư; tìm kiếm các giải pháp tái cơ cấu vốn đầu tư, thu hút vốn từ đối tác nước ngoài cùng tham gia đầu tư các dự án nhằm giảm áp lực về vốn và công nghệ; đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư với nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới để quảng bá, giới thiệu thông tin các dự án điện của Tập đoàn, để mở rộng tìm kiếm thăm dò, khai thác các nguồn năng lượng trong và ngoài nước./.
Phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân cho 39 nhà giáo  (14/11/2014)
Thông qua Danh sách những người được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm  (14/11/2014)
Đồng chí Lê Hồng Phong - Người Cộng sản kiên cường  (14/11/2014)
Đồng chí Lê Hồng Phong - Người Cộng sản kiên cường  (14/11/2014)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên