Luật Giao thông đường bộ sửa đổi là cấp thiết và phù hợp với đòi hỏi của đời sống
Ngày làm việc thứ 19 của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII, Quốc hội tiếp tục thảo luận dự án Luật Công nghệ cao, nghe và thảo luận Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) tại hội trường.
Trong phiên họp buổi chiều, dưới sự điều khiển của Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng thay mặt Chính phủ trình bày tờ trình dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Quang Bình trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi).
Theo Tờ trình của Chính phủ, dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) gồm 8 chương, 88 điều. So với Luật Giao thông đường bộ được ban hành năm 2001 thì đã có nhiều sửa đổi cho phù hợp với tình hình phát triển và nhu cầu giao thông hiện nay. Đó là, dự thảo sửa đổi bỏ 1 chương (chương IV. Khen thưởng, xử lý vi phạm) và 4 điều; trong 88 điều của dự thảo, có 19 điều giữ nguyên của luật cũ, 15 điều mới và có tới 54 điều sửa đổi, bổ sung.
Theo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Luật Giao thông đường bộ hiện hành (ban hành năm 2001) đã bộc lộ nhiều bất cập trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế, vì thế việc sửa đổi, bổ sung Luật Giao thông đường bộ ở thời điểm hiện nay là cần thiết.
So với Luật ban hành năm 2001, dự thảo quy định cụ thể hơn những quy định chung mang tính nguyên tắc về phạm vi điều chỉnh, đối tượng điều chỉnh, chính sách phát triển giao thông vận tải, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi xảy ra tai nạn giao thông... Dự thảo cũng bổ sung một số quy định mới về đèn tín hiệu giao thông, dừng, đỗ xe, loại xe ưu tiên, người đi bộ; đồng thời, giao chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh công bố tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ trong phạm vi quản lý. Về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bổ sung khái niệm các loại đường, quyền phân loại đường và hệ thông giao thông đường bộ; trách nhiệm lập và thẩm quyền phê duyệt quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, ...
Đặc biệt, những điểm mới được nhiều đại biểu quan tâm và đồng tình là: nghiêm cấm người điều khiển xe ô tô, xe máy chuyên dùng lưu thông trên đường mà có nồng độ cồn vượt quá 50/100ml máu hoặc không quá 0,25lg/lít khí thở; quỹ đất dành cho giao thông đường bộ đô thị là 16-26%; tuổi tối thiểu của lái xe chở người từ 10-30 chỗ phải từ 24 tuổi trở lên, xe trên 30 chỗ, tuổi của lái xe phải từ 27 tuổi trở lên; khoảng cách tối thiểu để nâng hạng giấy phép lái xe là 3 năm; xe tay lái nghịch được phép tham gia giao thông; luật hóa việc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe môtô, xe máy đang lưu thông...
Về cơ bản các ý kiến thảo luận dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) đều nhất trí với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, có một số vấn đề các đại biểu còn có ý kiến thảo luận thêm là: Cần chỉ rõ nguyên nhân tình trạng ùn tắc giao thông; cần có chế tài xử phạt nặng những hành vi vi phạp luật giao thông; cần cấm tuyệt đối lái xe có nồng độ cồn trong máu (ngay sau khi uống rượu, bia) tham gia giao thông; quy định quỹ đất dành cho giao thông đường bộ không nên quy định cứng mà nên tùy địa phương và đô thị cụ thể quyết định...
Sau khi Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), tối qua 28-5, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội đã họp phiên toàn thể để thảo luận ý kiến về dự án Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, triển khai thực hiện Quy chế hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của các cơ quan Quốc hội và Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã họp toàn thể để thảo luận thẩm tra dự án Pháp lệnh Công an xã.
Tại phiên họp của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, theo Bộ Ngoại giao, hiện các cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài đang hoạt động theo Pháp lệnh về lãnh sự và Pháp lệnh về cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Để phù hợp với các hoạt động này trong tình hình mới cần phải luật hóa các hoạt dộng này. Dự thảo Luật này gồm 7 chương và 43 điều, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các quan hệ liên quan. Cùng với việc thảo luận cho ý kiến về dự thảo Luật cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các đại biểu đã nghe và thảo luận về báo cáo một số vấn đề liên quan đến việc xây dựng và thực thi Quy chế hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của Quốc hội.
Tại phiên họp của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Thứ trưởng thường trực Bộ Công an Nguyễn Khánh Toàn đã trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án Pháp lệnh Công an xã. Theo đó, Pháp lệnh Công an xã gồm 6 chương, 26 điều quy định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; vị trí, chức năng của công an xã; nguyên tắc tổ chức, hoạt động và sự phối hợp giữa công an xã và các tổ chức khác; chế độ chính sách đối với công an xã, trách nhiệm của các tổ chức, cơ quan đối với công an xã; khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, kỷ luật đối với công an xã ...
Khi thảo luận, đa số các ý kiến đều nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Pháp lệnh Công an xã, có ý kiến đề nghị cần nghiên cứu, xây dựng những quy định riêng về công tác, phối hợp giữa công an xã và dân quân, tự vệ, dân phòng./.
Phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề ở Thái Bình  (29/05/2008)
Phát triển công nghiệp nông thôn và làng nghề ở Thái Bình  (29/05/2008)
Có thể xuất khẩu hơn 4 triệu tấn gạo trong năm 2008  (29/05/2008)
Hội thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tỉnh Kon Tum  (29/05/2008)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên