Trong lúc khó khăn càng phải quan tâm đến người dân và doanh nghiệp nhiều hơn
Sáng ngày 26-5, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân đã chủ trì cuộc họp với các ngành, quận, huyện về tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm.
Theo báo cáo, tình hình kinh tế - xã hội thành phố trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2008 tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng, sản xuất công nghiệp và dịch vụ - thương mại trên địa bàn vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá để đảm bảo kinh tế chung của toàn thành phố tiếp tục phát triển. 5 tháng, thu ngân sách được trên 52.500 tỉ đồng, đạt 53,2% kế hoạch cả năm, tăng 59,7% so cùng kỳ. Thu từ doanh nghiệp nhà nước tăng 60,8%, doanh nghiệp dân doanh tăng 78,5%, doanh nghiệp có vốn nước ngoài tăng 59,3%... Việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) của Thành phố vẫn duy trì và tăng trưởng tốt. Trong 5 tháng, Thành phố đã thu hút được 2,3 tỉ USD (với 179 dự án được cấp phép đầu tư), tăng gấp 4,4 lần số vốn so với cùng kỳ.
Nhưng điều đang lo là chỉ số lạm phát 5 tháng cũng đã lên gần 14%. Riêng tháng 5, chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,24% (so với tháng 5 năm 2007 tăng 24%). Đây là mức tăng giá cao nhất trong 13 năm trở lại đây. Các mặt hàng tăng cao nhất là: lương thực tăng 23,05%, thực phẩm tăng 14,97%, nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 9,8%... Theo đánh giá của Ủy ban nhân dân Thành phố, nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tháng 5 tăng cao là do đợt tăng giá gạo vừa qua.
Sau khi nghe các ngành báo cáo, Chủ tịch Lê Hoàng Quân nêu ý kiến, chúng ta phải tập trung kiềm chế lạm phát nhưng giá cả đầu vào tăng mà giữ giá hàng hóa không tăng là vấn đề rất khó. Các ngành cần phải quan tâm đến vấn đề này. Đây là bài toán khó cần lời giải cho vấn đề an sinh xã hội. Trong tình hình khó khăn này càng phải thật sự quan tâm đến người dân và doanh nghiệp nhiều hơn.
Về nhiệm vụ trọng tâm công tác tháng 6, Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo: tập trung thực hiện các biện pháp kiềm chế lạm phát và tăng giá nhằm ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát chặt chẽ thị trường, chống đầu cơ, nâng giá, gian lận thương mại; chủ động phòng ngừa các đợt sốt “giá ảo” của các loại hàng hóa, vật tư thiết yếu; thực hiện tiết kiệm 10% các khoản chi tiêu công ở các cơ quan, đơn vị; rà soát, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách, đôn đốc các chủ đầu tư hoàn tất thủ tục hồ sơ giải ngân, tạo điều kiện để công trình, dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả./.
Có thể xuất khẩu hơn 4 triệu tấn gạo trong năm 2008 (29/05/2008)
Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho phát triển (28/05/2008)
- Thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong kỷ nguyên mới
- Nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 với các lực lượng khác trong bảo đảm an ninh môi trường khu vực ven biển
- Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo
- Thanh tra Chính phủ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới
- Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin về quần chúng nhân dân với tư cách động lực của phát triển lịch sử và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam