Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
TCCS - Ngày 4-6-2022, tại nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tình hình triển khai thực hiện và dự kiến danh mục, mức vốn bố trí cho nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; phương án sử dụng nguồn tăng thu, cắt giảm tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của ngân sách Trung ương năm 2021…
Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Báo cáo của Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện và dự kiến danh mục, mức vốn bố trí cho nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Phú Cường trình bày báo cáo ý kiến của ủy ban về báo cáo của Chính phủ.
Sau khi nghe ý kiến của các đại biểu, ý kiến giải trình của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, kết luận nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao và hoan nghênh Chính phủ kịp thời trình nội dung này. Ủy ban Tài chính, Ngân sách đã tranh thủ thời gian họp để có báo cáo ý kiến về nội dung báo cáo của Chính phủ.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, Nghị quyết số 43/2022/QH15 về các giải pháp tài chính tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong 2 năm (2022 - 2023), đã được Quốc hội ban hành ngay từ đầu năm 2022, trong Kỳ họp bất thường. Đến nay đã qua 5 tháng chưa có danh mục cụ thể các dự án sử dụng nguồn vốn của chương trình để Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, phần nào đó làm giảm hiệu quả của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ đánh giá nguyên nhân của sự chậm trễ. Trên cơ sở đó rút kinh nghiệm, triển khai quyết liệt hơn để sớm triển khai và có kết quả cụ thể của gói chính sách quan trọng này theo nghị quyết của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, chậm gói hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thì sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả của chương trình. Chia sẻ rằng đây là nội dung rất khó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị tăng cường kỷ cương, cố gắng làm sớm, không để lâu, vì đã qua nửa năm trong tổng thời gian 2 năm thực hiện chương trình.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng tán thành với khung và số kiểm tra mà Chính phủ đã báo cáo. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ khẩn trương thông báo số vốn còn lại, bao gồm 14.000 tỷ đồng cho lĩnh vực hạ tầng y tế; 11.830 tỷ đồng cho các dự án hạ tầng khác để các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương có căn cứ đẩy nhanh tiến độ thực hiện thủ tục đầu tư.
Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương nhanh chóng hoàn thiện thủ tục đầu tư theo quy định để Chính phủ hoàn thiện danh mục, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi phân bổ vốn...
Theo Chủ tịch Quốc hội, trên tinh thần là gói nào đã rõ, chắc thì trình luôn, không nhất thiết phải chờ một đợt. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ họp nhiều lần để chia sẻ với Chính phủ và để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Về phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi, sau khi nghe báo cáo, ý kiến của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thành viên Chính phủ dự họp, kết luận nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, việc Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định phương án sử dụng số tăng thu, tiết kiệm chi của ngân sách Trung ương là đúng thẩm quyền theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng tình với phương án phân bổ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi do Chính phủ trình, trong đó có khoản bổ sung vốn cho chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội; bố trí nguồn để thực hiện cải cách tiền lương bởi đời sống của nhiều cán bộ, công chức, viên chức còn khó khăn và tăng lương cũng là đầu tư cho phát triển và kích cầu tiêu dùng.
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, tại các phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội, rất nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề xuất trong khi chưa thực hiện cải cách tiền lương thì cần điều chỉnh tiền lương vào khoảng 1-7 hằng năm. Trước đây, hằng năm vẫn có điều chỉnh tăng lương nhưng 3 năm qua thì chưa thực hiện được do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Với các phương án phân bổ khác, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản thống nhất với đề xuất của Chính phủ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Bộ Tài chính sớm thống nhất phương án với Ủy ban Tài chính, Ngân sách. Các phương án được đề xuất là bố trí nguồn tăng cường cho chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, giảm áp lực về bội chi và nợ công, xem xét thưởng thêm cho một số địa phương vượt thu, bố trí cho một số dự án đầu tư công có nhu cầu cấp bách và có thể hoàn thành ngay trong năm 2022./.
Trung Duy (tổng hợp)
Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước gặp mặt đại biểu Quốc hội khóa XV là người dân tộc thiểu số  (26/05/2022)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự gặp mặt và triển khai hoạt động của Nhóm nữ đại biểu Quốc hội khóa XV  (25/05/2022)
Chủ tịch Quốc hội Singapore Tan Chuan-Jin thăm chính thức Việt Nam  (19/05/2022)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou  (18/05/2022)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam