Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou
TCCS - Ngày 18-5-2022, tại nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã hội kiến Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou. Chủ tịch Quốc hội bày tỏ tin tưởng chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống Hy Lạp là bước tiến quan trọng, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Tại buổi tiếp, nhiệt liệt chào đón Tổng thống Katerina Sakellaropoulou thăm chính thức Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội chúc mừng bà Katerina Sakellaropoulou trở thành nữ tổng thống đầu tiên của nước Cộng hòa Hy Lạp, quốc gia có vị trí quan trọng ở châu Âu, đất nước nổi tiếng được biết đến là một trong những nền văn minh rực rỡ nhất thời cổ đại, cái nôi của triết học phương Tây và Thế vận hội (Olympic). Đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm của Tổng thống Katerina Sakellaropoulou, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ tin tưởng chuyến thăm là bước tiến quan trọng, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Hy Lạp.
Chủ tịch Quốc hội vui mừng nhận thấy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước thời gian qua không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp, thể hiện qua việc trao đổi đoàn các cấp, nhất là giữa lãnh đạo cấp cao hai nước. Quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại phát triển rất tích cực, đặc biệt kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) được triển khai. Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai nước tiếp tục thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực Hy Lạp có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu, như kinh tế biển, đóng tàu, cảng biển, du lịch...; đồng thời sớm thống nhất, ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần và hiệp định vận tải biển nhằm tạo điều kiện cho trao đổi kinh tế, thương mại hai bên.
Cảm ơn Quốc hội Hy Lạp đã sớm phê chuẩn EVFTA, Chủ tịch Quốc hội mong Quốc hội Hy Lạp thúc đẩy việc sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVIPA), gỡ bỏ thẻ vàng đối với hàng thủy sản Việt Nam. Hai bên hợp tác chặt chẽ, tận dụng lợi ích của EVFTA và EVIPA mang lại, đặc biệt là bảo hộ lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp hai nước trong hoạt động đầu tư, kinh doanh tại thị trường mỗi bên thời kỳ hậu COVID-19. Chủ tịch Quốc hội trân trọng cảm ơn và mong Tổng thống Katerina Sakellaropoulou cũng như Chính phủ Hy Lạp tiếp tục tạo điều kiều thuận lợi để cộng đồng người Việt Nam tại Hy Lạp sinh sống, học tập và làm việc ổn định. Cùng với đó, hai bên thúc đẩy việc thiết lập quan hệ kết nghĩa giữa các địa phương của hai nước, trong đó có việc hoàn thành các thủ tục kết nghĩa giữa Sparta và thành phố Huế, góp phần thúc đẩy giao lưu nhân dân.
Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou đánh giá cao sự đón tiếp trọng thị của Việt Nam. Tổng thống Katerina Sakellaropoulou cho biết, mặc dù hai nước có khoảng cách xa về địa lý nhưng có thể đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực lịch sử, văn hóa, các chính sách chung. Tổng thống Katerina Sakellaropoulou nhất trí với ý kiến của Chủ tịch Quốc hội cho rằng, trên cơ sở của EVFTA, hai nước cần dựa vào tiềm năng mỗi nước để thúc đẩy gia tăng kim ngạch thương mại. Tổng thống Katerina Sakellaropoulou cho biết, chuyến thăm chính thức Việt Nam lần này cũng nhằm mục đích đẩy mạnh hợp tác hai nước, đồng thời bày tỏ hy vọng khi hiệp định vận tải biển, hiệp định tránh đánh thuế hai lần được ký kết sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại, kinh tế song phương.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh đất nước Hy Lạp nổi tiếng được biết đến là một trong những nền văn minh rực rỡ nhất thời cổ đại. Việt Nam với nền văn minh lúa nước lâu đời. Hai nước cần thúc đẩy hợp tác về đổi mới sáng tạo. Chia sẻ với ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, Tổng thống Katerina Sakellaropoulou nhấn mạnh, Hy Lạp có nhiều kinh nghiệm trong bảo vệ di sản trước biến đổi khí hậu, giáo dục, du lịch... Cùng với đó, cộng đồng người Việt Nam tại Hy Lạp cũng như người Hy Lạp tại Việt Nam sẽ góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa hai đất nước. Quan hệ giữa Quốc hội hai nước trong những năm qua không ngừng được củng cố và phát triển; trong bối cảnh đại dịch COVID-19, việc trao đổi đoàn giữa hai Quốc hội bị gián đoạn. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mong muốn Tổng thống Hy Lạp ủng hộ việc tăng cường quan hệ hợp tác nghị viện giữa hai nước trong cả khuôn khổ hợp tác song phương và sự phối hợp tại các diễn đàn liên nghị viện đa phương.
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cảm ơn và mong Hy Lạp tiếp tục ủng hộ lập trường của ASEAN và Việt Nam về Biển Đông trên cơ sở thượng tôn pháp luật quốc tế, cũng như ủng hộ các cơ chế khác với vai trò trung tâm và dẫn dắt của ASEAN. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc Tổng thống Katerina Sakellaropoulou và các thành viên trong Đoàn có chuyến thăm chính thức Việt Nam thành công. Qua Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gửi lời mời Chủ tịch Quốc hội Hy Lạp Konstantinos Tasoulas sang thăm Việt Nam vào thời điểm thích hợp./.
Thùy Linh (tổng hợp)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào  (18/05/2022)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào  (17/05/2022)
Tổng thống Hy Lạp Katerina Sakellaropoulou thăm chính thức Việt Nam  (16/05/2022)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp xúc cử tri tại thành phố Hải Phòng  (14/05/2022)
Bế mạc Phiên họp thứ 11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (13/05/2022)
Lễ khai mạc Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 - SEA Games 31  (12/05/2022)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên