Giải quyết nhu cầu bức xúc về nhà ở cho sinh viên, công nhân
Ngày 14-3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về việc đẩy mạnh phát triển nhà ở cho sinh viên, công nhân trong các khu công nghiệp - khu chế xuất và nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp.
Cùng dự buổi làm việc có đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ.
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn Thành phố hiện có 70 trường đại học và cao đẳng với 328.475 sinh viên, trong đó có 70% (khoảng 230.000 sinh viên) từ các tỉnh, thành phố đến Thành phố Hồ Chí Minh học tập có nhu cầu nhà ở. Nhưng toàn Thành phố chỉ có 64 khu ký túc xá, với khoảng 5.230 phòng, đáp ứng cho 17% tổng số sinh viên. Ngoài ra, Thành phố còn có gần 900.000 công nhân đang làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn (khoảng 70% là công nhân ngoại tỉnh), trong đó có khoảng gần 40% có nhu cầu thuê nhà ở. Số người làm việc trong khu vực quản lý nhà nước, lực lượng vũ trang là gần 130.000 người, trong đó có khoảng 20.000 người (chiếm 15%) đang gặp khó khăn về nhà ở và có nhu cầu nhà ở mới.
Chưa đầu tư đúng mức
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, giải quyết nhu cầu bức xúc về nhà ở cho sinh viên, công nhân trong các khu công nghiệp - khu chế xuất và nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp tại các khu đô thị là vấn đề được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Tạo quỹ nhà ở phục vụ các đối tượng này là một chủ trương lớn, thể hiện tính ưu việt của Nhà nước ta. Thời gian qua, các địa phương đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu bức xúc về nhà ở của các đối tượng này.
Thủ tướng nhận định: Thời gian qua, chưa có sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho phát triển nhà ở của các đối tượng trên; chưa có sự bàn bạc kỹ của các ngành, các cấp nhằm tìm ra một cơ chế, chính sách có thể huy động mọi nguồn lực. Vì vậy, các ngành, các cấp cần quan tâm hơn nữa về vấn đề nhà ở cho các đối tượng trên, trong đó cần ưu tiên nhiều đến nhà ở cho sinh viên.
Ưu tiên xây dựng ký túc xá cho sinh viên
Theo kế hoạch, đến năm 2010, Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh sẽ xây dựng 30.000 chỗ ở cho sinh viên tại khu Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố giao cho Đai học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh triển khai đến năm 2015 đáp ứng chỗ ở cho khoảng 60.000 sinh viên. Trong đó có hình thức vận động nguồn vốn từ các tỉnh, thành phố có sinh viên đang theo học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tổng mức đầu tư nhà ở cho sinh viên từ năm 2009 đến năm 2015 là 2.130 tỉ đồng.
Tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, Nhà nước và Thành phố Hồ Chí Minh phải có trách nhiệm xây dựng ký túc xá cho sinh viên để tạo điều kiện cho họ ổn định sinh hoạt, học tập, phát huy tài năng.
Trước mắt, Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính ưu tiên bố trí nguồn vốn 4.000 tỉ đồng từ trái phiếu chính phủ để Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tập trung xây dựng 100.000 chỗ ở cho sinh viên (vào khoảng 12.000 căn hộ) tại khu vực phía đông bắc Thành phố. Việc quy hoạch các khu đô thị nhà ở sinh viên này cần mang tính hiện đại, có công viên và thuận lợi về giao thông. Đến năm 2010, Thành phố phải có khu đô thị nhà ở sinh viên mẫu như các nước.
Ưu đãi xây nhà ở xã hội
Theo kế hoạch, đến năm 2010, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ triển khai 9 dự án xây dựng nhà lưu trú công nhân với tổng diện tích sàn là 145.000 m2, đáp ứng 21.000 chỗ ở cho người lao động.
Để thực hiện được kế hoạch nói trên, Ủy ban nhân dân Thành phố có những kiến nghị với Thủ tướng: các doanh nghiệp tham gia các chương trình nhà ở này được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất là 1,5 lần; được miễn tiền sử dụng đất 3 năm đầu khi triển khai dự án; được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng bằng 0% đối với các hợp đồng thuê nhà ở; trường hợp doanh nghiệp thuê nhà ở cho công nhân không thu tiền thì được tính chi phí thuê nhà ở vào chi phí sản xuất …
Thủ tướng đồng ý việc xây dựng nhà ở cho cán bộ, công nhân, viên chức có thu nhập thấp được hưởng các ưu đãi như khi thực hiện chính sách đất đai đối với các ngành đang được Nhà nước chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa.
Để tạo sự đột phá trong chương trình trọng điểm này, Thủ tướng yêu cầu từ nay đến năm 2010, Thành phố Hồ Chí Minh phải thực hiện thí điểm mô hình nhà ở cho sinh viên, công nhân tại các các khu công nghiệp - khu chế xuất và nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp để nhân rộng ra các địa phương khác, nhằm góp phần thực hiện chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước là bảo đảm an sinh xã hội, kích cầu đầu tư./.
Doanh nghiệp được hưởng lợi từ chính sách hỗ trợ lãi suất  (15/03/2009)
Giới thiệu chính sách mới trên các số Công báo từ ngày 16-2-2009 đến ngày 04-3-2009  (15/03/2009)
Thường trực Chính phủ làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, Tổng Công ty viễn thông Quân đội và Tập đoàn Công nghiệp cao-su Việt Nam  (14/03/2009)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên