Đồng chí Trương Tấn Sang thăm và làm việc tại Đồng Nai
Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư phát biểu tại buổi làm việc. |
Ngày 12-4, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã đến thăm và kiểm tra tình hình thực hiện Kết luận số 02 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 11 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Tại buổi làm việc, đồng chí Trương Tấn Sang đã biểu dương Đồng Nai về những kết quả đạt được trong quí I-2011; là một trong những địa phương có mức tăng trưởng kinh tế khá cao so với cả nước; công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 được thực hiện khá tốt.
Đồng chí Trương Tấn Sang cho rằng: sức sản xuất của Đồng Nai, đặc biệt về công nghiệp còn rất lớn, Trung ương sẽ phối hợp với tỉnh giải quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc do những bất cập về cơ chế gây ra. Đồng chí cũng nhắc nhở Đồng Nai cần chú trọng các giải pháp trong đầu tư, chú trọng cơ cấu hàng xuất khẩu có giá trị cao và xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ, giảm dần nhập siêu, quan tâm đến đào tạo nguồn nhân lực để vượt qua khó khăn, tiếp tục khẳng định vai trò của một tỉnh công nghiệp hàng đầu trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Báo cáo với đồng chí Trương Tấn Sang về tình hình thực hiện Kết luận số 02 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 11 của Chính phủ trong quý 1-2011, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho biết: Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tăng 13,1%, các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đều tăng so với cùng kỳ. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như tình hình thu hút đầu tư giảm sút, tình hình thiếu điện còn trầm trọng, tiến độ thi công một số công trình giao thông trọng điểm còn chậm, giá đền bù đất và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân trong diện giải tỏa chưa sát với tình hình cụ thể nên việc thu hồi đất làm hạ tầng các khu công nghiệp, các công trình phúc lợi của tỉnh còn chậm và nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Việc liên kết giữa các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tuy đã có, nhưng còn lỏng lẻo, chưa có sự chỉ đạo thống nhất nên chưa phát huy được vai trò kinh tế vùng./.
Bản sắc phai nhòa, biểu tượng rạn vỡ  (13/04/2011)
Chi phí quốc phòng thời bình hay thời chiến?  (13/04/2011)
Li-bi có lộ trình hòa bình?  (13/04/2011)
IAEA: Sự cố Phư-cư-si-ma khác hoàn toàn thảm họa Tréc-nô-bưn  (13/04/2011)
Khi phụ nữ Việt hút thuốc lá  (13/04/2011)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên