Bản sắc phai nhòa, biểu tượng rạn vỡ
TCCSĐT - Liên minh châu Âu (EU) vốn vẫn thường được coi là tổ chức liên kết khu vực thành công nhất trên thế giới. Cho tới nay, không ít khu vực khác đã lấy EU làm mô hình và khuôn mẫu cho quá trình nhất thể hoá, nếu như không phải về mọi phương diện thì cũng trên từng khía cạnh.
Liên minh châu Phi (AU), Mercosur ở Nam Mỹ và ngay đến cả ASEAN cũng vậy. Trong mọi cuộc thăm dò dư luận và điều tra xã hội học, trả lời câu hỏi về cái gì khiến người dân trong các nước thành viên EU nghĩ đến đầu tiên và có ý nghĩa nhất đối với cuộc sống của họ mỗi khi đề cập đến EU, đa phần câu trả lời của người dân là đồng tiền chung EURO và không có biên giới nội địa. Sử dụng chung một đồng tiền, không bị kiểm tra khi đi qua biên giới các nước thành viên - đồng EURO và Hiệp ước Schengen có tác động trực tiếp và sâu sắc hơn cả đến cuộc sống của họ. Đây là sự hiện diện cụ thể nhất của EU trong đời sống của họ và vì thế là những trụ cột chính trong biểu tượng cũng như bản sắc của EU là một “không gian của tự do, an toàn và pháp quyền”. Tuy nhiên, thực tiễn trong thời gian vừa qua lại cho thấy bản sắc kia đang phần nào bị phai nhòa và biểu tượng nói trên đang dần rạn vỡ.
Đồng EURO vẫn chưa thoát được ra khỏi khủng hoảng và việc đi lại, lưu trú cũng như hành nghề tự do trong EU đang bị hạn chế ngày càng nhiều. Sau Hy Lạp và Ai-len đến lượt Bồ Đào Nha đứng trước nguy cơ bị phá sản và buộc phải xin cứu trợ từ EU. Sau Bồ Đào Nha rất có thể là Tây Ban Nha và không loại trừ cả I-ta-li-a hay Bỉ. Việc giải cứu đồng EURO không còn chỉ đơn thuần là gánh nặng về tài chính đối với các thành viên EU với thực chất là tiêu tốn thêm tiền nộp thuế của người dân, mà còn đe dọa cả uy danh lẫn thể diện, cả hiện tại lẫn tương lai của EU.
Trong khi đó, vấn đề dòng người tị nạn từ Bắc Phi và Trung Đông đang làm nội bộ EU chia năm, xẻ bảy và mức độ thông thoáng theo tinh thần và lời văn của Hiệp ước Schengen đang có nguy cơ bị hạn chế đáng kể. Nguyên nhân là khoảng 1000 người tị nạn ở Man-ta và gần 30.000 người ở trên đảo Lampedusa của I-ta-li-a. Các thành viên EU đã thoả thuận chia nhau tiếp nhận số tị nạn trên đảo Man-ta, nhưng lại không sẵn sàng chia xẻ gánh nặng ấy với I-ta-li-a. Chính phủ I-ta-li-a đã thoả thuận với chính quyền mới ở Tuy-ni-di mỗi ngày đưa về đó 60 người, đồng thời, cấp cho những người khác thị thực có thời hạn vào I-ta-li-a với sự trù tính là những người này sẽ từ I-ta-li-a đi đến nơi khác, chủ yếu là Pháp và Đức. Chính phủ I-ta-li-a buộc phải làm như vậy vì dù kêu gọi khẩn thiết đến đâu cũng chưa thấy có thành viên EU nào thể hiện tình đoàn kết vốn vẫn được đề cao trong EU mà nhận người tị nạn, qua đó, giúp I-ta-li-a giảm bớt khó khăn. Đức và Pháp thậm chí còn dự định tăng cường kiểm tra ở biên giới và đẩy ngay những người tị nạn về lại I-ta-li-a. Gần như tất cả các thành viên EU khác đều tỏ thái độ bực bội về cách giải quyết của I-ta-li-a và phó mặc I-ta-li-a tự giải quyết lấy vấn đề này.
Thế đấy, cho dù EU đã tiến được xa đến đâu trong quá trình liên kết khu vực mà cuối cùng thì thành viên nào cũng chỉ chăm chăm vào lợi ích riêng của mình, vẫn chỉ thiên về tận lợi từ EU mà sao nhãng trách nhiệm chung đối với EU, khiến cái chung của Liên minh bị phủ bóng bởi cái riêng của từng thành viên. Như thế thì làm sao bản sắc không bị nhạt nhòa dần và biểu tượng không bị rạn vỡ ngày càng nhiều./.
Chi phí quốc phòng thời bình hay thời chiến?  (13/04/2011)
Li-bi có lộ trình hòa bình?  (13/04/2011)
IAEA: Sự cố Phư-cư-si-ma khác hoàn toàn thảm họa Tréc-nô-bưn  (13/04/2011)
Khi phụ nữ Việt hút thuốc lá  (13/04/2011)
Thuốc lá – “khắc tinh” của xương và da  (13/04/2011)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên