Li-bi có lộ trình hòa bình?
TCCSĐT - Vừa qua, thông qua đại diện của Trung Quốc là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) - cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của LHQ chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, nhiều nước Mỹ La-tinh và châu Á yêu cầu tổ chức quốc tế này ra nghị quyết chấm dứt chiến dịch quân sự ở Li-bi và bắt đầu quá trình đàm phán với Đại tá Ca-đa-phi. Ngày 11-4-2011, Li-bi đã chấp nhận, còn Hội đồng châu Âu và NATO ủng hộ lộ trình hòa bình do Liên minh châu Phi đề xuất.
Lời kêu gọi của các nước đang phát triển
Vừa qua, các nước đang phát triển ở Mỹ La-tinh và châu Á bao gồm Vê-nê-du-ê-la, Cu-ba, Ê-cu-a-đo, Bô-li-vi-a, Ni-ca-ra-oa, Xan-vin-xen và Grê-na-đi-nê, Đô-mi-ni-ca, An-ti-goa và Bác-bu-đa, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Căm-pu-chia, Ma-li, Ghi-nê Xích Đạo đã ký vào Lời kêu gọi gửi HĐBA LHQ yêu cầu các bên ngừng bắn và bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình với chính quyền của Tổng thống Ca-đa-phi. Các nước ký tên dưới Lời kêu gọi này cũng đã từng ra tuyên bố chính thức phản đối việc nước ngoài tiếp tục chiến dịch quân sự ở Li-bi mà trong đó nạn nhân đa số là dân thường đang ngày một gia tăng.
Lời kêu gọi của các nước Mỹ La-tinh và các nước châu Á được gửi tớí HĐBA LHQ thông qua đại diện thường trực của Trung Quốc tại cơ quan này. Nội dung của văn kiện nhận được sự ủng hộ của Bra-xin, Ấn Độ và Nam Phi là những ứng cử viên sáng giá nhất vào ghế đại diện thường trực của HĐBA LHQ trong quá trình cải tổ LHQ.
Sáng kiến của các nước đang phát triển dựa trên tình hình thực tế rất đáng lo ngại là chiến sự ở Li-bi có thể kéo dài và sẽ gây ra thương vong lớn đối với dân thường, đi ngược lại yêu cầu ghi trong Nghị quyết 1973 là “bảo vệ dân thường Li-bi”. Triển vọng đáng lo ngại này đã được chính những người trong cuộc xác nhận. Hiện nay, NATO đã nắm quyền chỉ huy chiến dịch quân sự ở Li-bi và đã từng công khai tuyên bố hết sức rõ ràng rằng chiến dịch này “sẽ không có khung thời hạn nhất định”.
Trong khi đó, các nhà quân sự Mỹ lại công nhận rằng: còn lâu liên quân do NATO chỉ huy mới có thể giành chiến thắng. Trong buổi điều trần vừa qua tại Quốc hội Mỹ, Chủ tịch Ủy ban Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đô đốc Mai-cơn Ma-len cho biết: trong khi lực lượng nổi dậy chỉ có khoảng 1.000 người, thì lực lượng ủng hộ Đại tá Ca-đa-phi có khoảng 15.000-20.000 người. Ông Mai-cơn Ma-len nói trước Quốc hội Mỹ: "Chúng ta chỉ có thể làm suy yếu đáng kể khả năng quân sự của lực lượng ủng hộ Đại tá Ca-đa-phi. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông ta sắp bị thất bại. Chúng ta không thể nói gì về điều đó" (1).
Còn Ki-rin Xve-chin-xki, chuyên gia phân tích trong bài viết đăng trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông hiện đại cho rằng: hiện nay NATO đang tìm cớ để mở chiến dịch trên bộ, nhưng đây sẽ là bước leo thang cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn tới thảm họa nhân đạo và một cuộc chiến tranh kéo dài như ở Xô-ma-li (2).
Li-bi chấp nhận lộ trình hòa bình
Ngày 11-4-2011, Lời kêu gọi của các nước đang phát triển gửi HĐBA LHQ yêu cầu các bên ngừng bắn và bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình đã nhận được phản ứng tích cực từ phía các lực lượng ủng hộ Tổng thống Ca-đa-phi. Chính phủ Tri-pô-li sẵn sàng chấp thuận giải pháp ngừng bắn tại Li-bi do Liên minh châu Phi (AU) đề xuất. Trước đó một ngày, ngày 10-4-2011, Tổng thống Nam Phi Gia-cốp Du-ma (Jacob Zuma) và lãnh đạo của ba nước Châu Phi khác là Mô-ri-ta-ni, Ma-li và Công-gô đã gặp Tổng thống Li-bi Ca-đa-phi tại thành phố Tri-pô-li để thảo luận về giải pháp chấm dứt xung đột tại Li-bi. Phái đoàn của lực lượng ủng hộ ông Ca-đa-phi đã chấp thuận lộ trình do AU đề xuất nhằm tạo cơ hội ngừng bắn. Đại tá Ca-đa-phi đưa ra đề nghị nhân dân Li-bi tiến hành cải cách luật cơ bản của đất nước, nghĩa là thay thế “Sách Xanh” bằng Hiến pháp với quyền và tự do. Trong đề xuất này vẫn chưa rõ vị thế của ông Ca-đa-phi sẽ thế nào trong hệ thống thể chế mới. Còn con trai cả của ông Ca-đa-phi, trong bài trả lời phỏng vấn nhanh kênh truyền hình Pháp “BFM” cũng tuyên bố: “Chúng tôi sẽ bố trí giới tinh hoa mới và trẻ để quản lý đất nước và giải quyết mọi vấn đề tại chỗ. Chúng tôi cần một “bầu máu tươi mới” và đó sẽ là tương lai của Li-bi. Nhưng sẽ thật là nực cười nếu nói về sự ra đi của lãnh tụ” (3).
Lộ trình hòa bình của AU gồm ba điểm chính: Thứ nhất, ngừng bắn ngay lập tức; Thứ hai, tạo điều kiện cho các hoạt động nhân đạo; Thứ ba, đàm phán giữa phe đối lập và Chính phủ Li-bi. Cùng ngày 11-4-2011, Tổng thống Nam Phi Gia-cốp Du-ma trở về Nam Phi, còn Ngoại trưởng Nam Phi cùng nguyên thủ ba nước châu Phi khác là Mô-ri-ta-ni, Ma-li và Công-gô tiếp tục tới thành phố Ben-ga-li để thảo luận về lộ trình hòa bình với phe đối lập. Phản ứng trước động thái này, Hội đồng châu Âu và NATO ra tuyên bố ủng hộ lộ trình hòa bình do Liên minh châu Phi đề xuất. Tuy nhiên, đại diện của phe đối lập Li-bi tại Anh, ông Gu-am An Ga-ma-ti (Guma al-Gamaty) tuyên bố rằng: họ sẽ “nghiên cứu kỹ” giải pháp do AU đề xuất nhưng sẽ không chấp nhận lộ trình hòa bình nếu Đại tá Ca-đa-phi hoặc các con trai của ông vẫn nắm quyền (4,5).
Như vậy, lời kêu gọi của các nước đang phát triển về việc lập lại hòa bình ở Li-bi không chỉ xuất phát từ tình hình thực tế, mà còn nhằm ngăn chặn cuộc chiến tranh leo thang đến mức nguy hiểm, không chỉ đe dọa hòa bình và ổn định ở khu vực Bắc Phi mà còn ở nhiều khu vực khác trên thế giới./.
-----------------------------------------------------------------------
1. http://www.vz.ru/politics/2011/4/1/480352.html#
2. http://www.meast.ru/article/krylataya-demokratiya-v-glubokom-shtopore-nastoyashchee-i-budushchee-liviiskoi-operatsii#
3. http://rus.ruvr.ru/2011/04/12/48800004.html
4. http://www.ng.ru/world/2011-04-12/1_livia.html
5. http://rian.ru/arab_ly/20110411/363123428.html
IAEA: Sự cố Phư-cư-si-ma khác hoàn toàn thảm họa Tréc-nô-bưn  (13/04/2011)
Khi phụ nữ Việt hút thuốc lá  (13/04/2011)
Thuốc lá – “khắc tinh” của xương và da  (13/04/2011)
Nga vẫn là cường quốc vũ trụ  (12/04/2011)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên