Thiết lập cơ chế quản lý phân phối hàng hóa đủ mạnh để làm chủ thị trường
Hiện thị trường trong nước
còn quá ít doanh nghiệp và hệ thống
phân phối đủ mạnh
Ảnh minh họa |
Đây được coi là hành động triển khai nhóm giải pháp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh xuất khẩu trong Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP của Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng bảo đảm an sinh xã hội.
Hệ thống phân phối manh mún, ứng phó yếu diễn biến thị trường
Theo đánh giá chung, lưu thông hàng hóa và thị trường trong nước nói chung, các hệ thống phân phối hàng hóa trên thị trường bán lẻ nói riêng trong thời gian qua có bước phát triển khá rõ, đạt được những thành tựu quan trọng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa liên tục tăng trên dưới 20%/năm, tiêu thụ hầu hết sản phảm hàng hóa trong nước sản xuất làm ra, đáp ứng đủ nhu cầu của sản xuất và đời sống.
Tuy nhiên, đến nay, thị trường trong nước vẫn đang còn bộc lộ những hạn chế hệ thống phân phối, dễ bị tổn thương, ứng phó yếu trước các diễn biến bất thường về quan hệ cung cầu và giá cả trong nước và thế giới. Trong đó, tồn tại và yếu kém cơ bản nhất là về tổ chức, phát triển và quản lý Nhà nước đối với hệ thống phân phối bán lẻ.
Hiện thị trường trong nước còn quá ít doanh nghiệp và hệ thống phân phối đủ mạnh, có khả năng tài chính, mạng lưới kinh doanh, nhân lực, công nghệ quản lý và điều hành phù hợp với xu thế hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa. Trong khi đó, lại có quá nhiều loại hình tổ chức mua bán nhỏ lẻ, hoạt động tự phát, làm thị trường manh mún và lộn xộn, pháp luật của Nhà nước và lợi ích người tiêu dùng không được tôn trọng.
Quá trình quản lý Nhà nước về lưu thông hàng hóa và thị trường trong nước nhìn chung vẫn còn không ít những vướng mắc, bất cập. Nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp chưa thực sự đi vào đời sống và thị trường, tác dụng cũng như hiệu lực và hiệu quả chưa rõ ràng và chưa cao.
Đề án mới với mục tiêu cấp bách và lâu dài
Theo chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, hiện Bộ Công Thương đang xây dựng, triển khai Đề án đẩy mạnh phát triển và tăng cường quản lý đối với hệ thống phân phối ở thị trường trong nước theo 2 định hướng mục tiêu chính. Trước mắt, Đề án tập trung đề ra các giải pháp, cơ chế quản lý hệ thống phân phối nhằm đảm bảo mục tiêu ổn định và phát triển thị trường trong nước nói chung, có chú ý tới những mặt hàng nhạy cảm, dễ chịu tác động của biến động giá cả thế giới.
Trong lĩnh vực cấp bách này, đầu tiên là việc thống nhất và tập trung đầu mối quản lý Nhà nước các hệ thống phân phối trên thị trường mà trước hết là công tác quy hoạch đầu tư phát triển. Từ đó, điều chỉnh hệ thống bán lẻ vừa và nhỏ trên thị trường với việc phát triển mô hình HTX hoạt động đa năng kinh doanh dịch vụ tổng hợp ở nông thôn và miền núi, nhân rộng mô hình HTX quản lý và kinh doanh chợ, phát triển và quản lý có hiệu quả các loại hình chợ đầu mối, bán lẻ với trọng tâm là chợ bán lẻ nông sản thực phẩm. Phát triển các hình thức phân phối, trung tâm thương mại, mua sắm, siêu thị quy mô lớn, hiện đại, kết nối hiệu quả với các chuỗi phân phối mua sắm khác cũng như các công ty bán lẻ hiện đại và chuyên nghiệp, các Trung tâm hậu cần phân phối để thực hiện đồng bộ các dịch vụ chuẩn bị hàng hóa cho toàn bộ hệ thống.
Về lâu dài, Bộ Công Thương tiến hành rà soát, xây dựng Đề án chiến lược, quy hoạch hệ thống phân phối hàng hóa từng ngành hàng, nhất là các mặt hàng thiết yếu, các loại vật tư chiến lược như xăng dầu, phân bón, gạo, vật liệu xây dựng,…., tạo cơ sở và tiền đề cho việc xây dựng một số văn bản pháp luật cao hơn về quản lý hệ thống phân phối thị trường trong nước trong tương lai nhằm bảo đảm chiếm lĩnh các địa bàn thị trường then chốt và trọng yếu có đủ các nguồn lực để can thiệp, chi phối và dập tắt các đột biến bất thường về quan hệ cung cầu – giá cả trong các tình huống gay gắt, căng thẳng của thị trường.
Cụ thể, hệ thống phân phối xăng dầu sẽ được củng cố, phát triển sâu rộng trên cả phương diện xây dựng mạng lưới bán lẻ, đại lý cũng như đầu tư, tăng nhanh năng lực cầu cảng, kho chứa, bảo đảm khả năng dự trữ và cung ứng hàng kịp thời. Hệ thống phân phối xi măng, thép được tổ chức, đổi mới theo hướng phát triển phương thức bán thẳng, bán trực tiếp cho các đối tượng có khối lượng sử dụng lớn, xây dựng mô hình trung tâm logicstics để thực hiện đồng bộ các dịch vụ hậu cần phân phối. Hệ thống lương thực phát triển bán lẻ tại các địa bàn, thị trường có đông dân cư phi nông nghiệp. Tương tự, một hệ thống phân phối bán lẻ phân bón đầy đủ cần được hình thành tại các vùng sản xuất nông nghiệp lớn và tập trung ở cả 3 miền./.
Bổ nhiệm 2 Phó Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam  (10/04/2009)
Cách chức Viện trưởng Thú y Quốc gia  (10/04/2009)
Tác động của khủng hoảng tài chính và chính sách ứng phó của Việt Nam  (09/04/2009)
Hệ giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội nhập  (09/04/2009)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên