Hội đồng Văn hóa châu Á chính thức ra mắt tại Campuchia
21:37, ngày 16-01-2019
Tối 15-01, tại khu quần thể di sản thế giới Angkor Wat, thành phố Siem Reap, tỉnh Siem Reap, Vương quốc Campuchia, đã diễn ra lễ ra mắt Hội đồng Văn hóa châu Á.
Theo phóng viên TTXVN tại Campuchia, buổi lễ ra mắt đầy màu sắc được tổ chức dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Techo Hun Sen, cùng với sự tham dự của các đại biểu đến từ 20 quốc gia châu Á, một số tổ chức của châu Phi, châu Mỹ và châu Âu. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng tham dự buổi lễ này nhân dịp tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 27 Diễn đàn châu Á - Thái Bình Dương (APPF-27).
Trước đó, sáng cùng ngày, dưới sự chủ trì của nước chủ nhà Campuchia, Hội đồng Văn hóa châu Á đã tiến hành phiên họp đầu tiên thảo luận về 4 chủ đề: tuyên ngôn toàn cầu về bản sắc châu Á; sự kết nối giữa văn hóa và phát triển bền vững; sử dụng công nghệ cho sự gắn kết các nền văn minh và xây dựng một cộng đồng cho một mục tiêu ở châu Á.
Hội đồng đã thành lập một Ban Thư ký và bầu Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen là Chủ tịch sáng lập danh dự; bà Khuon Sodary, Phó Chủ tịch thứ hai Quốc hội Campuchia, làm Chủ tịch và ông Suos Yara, Phát ngôn viên của đảng Nhân dân Campuchia (CPP), làm Tổng Giám đốc.
Hội đồng Văn hóa châu Á là một tổ chức thành viên của Diễn đàn Quốc tế các đảng chính trị châu Á. Sáng kiến thành lập Hội đồng Văn hóa châu Á do Campuchia cùng với các nước Trung Quốc, Nepal và Nga khởi xướng tại phiên họp lần thứ 28 của Ủy ban thường vụ ICAPP vào tháng 7-2017.
Hội đồng Văn hóa châu Á được thành lập với mục tiêu hướng đến thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, trao đổi văn hóa giữa các quốc gia thành viên, nâng cao tình đoàn kết trong tính đa dạng, thúc đẩy di sản văn hóa như một nguồn phát triển bền vững, hợp tác quốc tế, liên kết các nền văn minh và xây dựng một châu Á thịnh vượng./.
Trước đó, sáng cùng ngày, dưới sự chủ trì của nước chủ nhà Campuchia, Hội đồng Văn hóa châu Á đã tiến hành phiên họp đầu tiên thảo luận về 4 chủ đề: tuyên ngôn toàn cầu về bản sắc châu Á; sự kết nối giữa văn hóa và phát triển bền vững; sử dụng công nghệ cho sự gắn kết các nền văn minh và xây dựng một cộng đồng cho một mục tiêu ở châu Á.
Hội đồng đã thành lập một Ban Thư ký và bầu Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen là Chủ tịch sáng lập danh dự; bà Khuon Sodary, Phó Chủ tịch thứ hai Quốc hội Campuchia, làm Chủ tịch và ông Suos Yara, Phát ngôn viên của đảng Nhân dân Campuchia (CPP), làm Tổng Giám đốc.
Hội đồng Văn hóa châu Á là một tổ chức thành viên của Diễn đàn Quốc tế các đảng chính trị châu Á. Sáng kiến thành lập Hội đồng Văn hóa châu Á do Campuchia cùng với các nước Trung Quốc, Nepal và Nga khởi xướng tại phiên họp lần thứ 28 của Ủy ban thường vụ ICAPP vào tháng 7-2017.
Hội đồng Văn hóa châu Á được thành lập với mục tiêu hướng đến thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, trao đổi văn hóa giữa các quốc gia thành viên, nâng cao tình đoàn kết trong tính đa dạng, thúc đẩy di sản văn hóa như một nguồn phát triển bền vững, hợp tác quốc tế, liên kết các nền văn minh và xây dựng một châu Á thịnh vượng./.
Lào đề nghị Việt Nam giúp đào tạo nhân lực trong lĩnh vực nghiên cứu  (16/01/2019)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tiếp các Đại sứ trình Quốc thư  (16/01/2019)
Gỡ khó cho dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2  (16/01/2019)
Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông đón nhận 10 tỷ m3 khí sau 5 năm vận hành khai thác  (16/01/2019)
Chuyển động chính trị tại Bắc Phi - Trung Đông những năm qua  (16/01/2019)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên