Hợp tác quốc phòng là trụ cột củng cố lòng tin Việt - Hàn
Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc từ ngày 12 đến 14-9, dự Hội nghị cấp Thứ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN - Hàn Quốc và Đối thoại Quốc phòng Seoul lần thứ bảy.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho biết, Hội nghị cấp Thứ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN - Hàn Quốc là hội nghị mới bắt đầu năm 2017 nhưng đã có ảnh hưởng rất lớn và quan trọng. Thứ trưởng nhấn mạnh điều quan trọng là ở chỗ Chính phủ Hàn Quốc hiện nay đang tổ chức thực hiện Chính sách Hướng Nam mới, trong đó ASEAN là một đối tác hết sức quan trọng. Phía Hàn Quốc coi trọng cả quan hệ song phương với từng nước ASEAN và quan hệ đa phương với tất cả các nước ASEAN.
Tại Hội nghị lần này, Hàn Quốc bày tỏ mong muốn ASEAN có một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện Chính sách Hướng Nam mới của Hàn Quốc, bao gồm các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế và cả quốc phòng quân sự, cùng hướng tới mục tiêu chung là vì một nền hòa bình bền vững trong khu vực.
Cũng tại Hội nghị này, đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam đã nêu ý kiến ủng hộ quan hệ Hàn Quốc với ASEAN, cả song phương lẫn đa phương, đồng thời cũng khẳng định mối quan hệ này sẽ đem lại hòa bình ổn định và phát triển cho cả hai bên.
Phía Hàn Quốc cũng bày tỏ mong muốn 10 nước ASEAN ủng hộ chính sách mới của Seoul.
Việt Nam là một quốc gia có mối quan hệ hợp tác kinh tế, ngoại giao, chính trị hàng đầu với Hàn Quốc nên Hàn Quốc rất trông đợi vào sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh thông báo hội nghị thứ hai mà đoàn tham dự là Đối thoại Quốc phòng Seoul lần thứ bảy. Việt Nam đã tham gia diễn đàn này ngay từ đầu. Mục tiêu của diễn đàn lần này là hòa bình bền vững ở khu vực Đông Bắc Á.
Qua 7 lần hội nghị, Hàn Quốc, Việt Nam cũng như các quốc gia trong khu vực này đều mong muốn phân tích một cách đầy đủ những thách thức về an ninh, đưa ra những kế hoạch hợp tác, ít nhất là những quan điểm để đảm bảo không xảy ra xung đột và chiến tranh.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh, chủ đề năm nay của cuộc đối thoại là xây dựng một nền hòa bình bền vững ở khu vực Đông Bắc Á và khu vực châu Á -Thái Bình Dương.
Có 51 nước tham dự, trong đó có 15 quan chức cấp Bộ trưởng và Thứ trưởng, ngoài ra còn có những nhà khoa học hàng đầu về quân sự quốc phòng của các nước trên thế giới.
So với 7 cuộc Đối thoại Quốc phòng Seoul từ năm 2012 trở lại đây, hội nghị năm nay ghi nhận đột phá về nội dung, số lượng khách mời tham gia cũng như sự quan tâm của giới truyền thông không chỉ của Hàn Quốc mà cả quốc tế.
Cuộc đối thoại cũng diễn ra trong bối cảnh hai miền Triều Tiên đã có những động thái rất mới như mở văn phòng liên lạc chung tại thị trấn vùng biên Kaesong của Triều Tiên.
Do đó, chủ đề đầu tiên là hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, các thách thức an ninh khác như an ninh biển, an ninh mạng, chống khủng bố, các hình thức hợp tác vì một nền hòa bình bền vững cũng được đưa ra bàn bạc. Đoàn Việt Nam sang lần này trình bày về hợp tác để bảo đảm an ninh biển.
Bản thân Việt Nam cũng có những vấn đề về an ninh biển. Những vấn đề này phải giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và trên nền tảng có dư luận quốc tế ủng hộ việc đấu tranh bảo vệ hòa bình, ổn định và chủ quyền của Việt Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho biết, bài phát biểu của đoàn Việt Nam do đồng chí quyền Viện trưởng Viện Chiến lược trình bày được rất nhiều quan chức, giới nghiên cứu quan tâm và họ bày tỏ quan điểm hoàn toàn đồng tình với Việt Nam.
Thứ trưởng nhấn mạnh quan điểm của Việt Nam về an ninh, trong đó có an ninh biển là không thay đổi dù tình hình có diễn biến khác.
Cụ thể, Việt Nam phải bảo vệ chủ quyền, bảo vệ an ninh của quốc gia, quan tâm đến an ninh của khu vực và các quốc gia khác, tuân thủ luật pháp quốc tế và chủ trương không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết các vấn đề xung đột.
Việt Nam cũng yêu cầu cộng đồng quốc tế cũng như các quốc gia có liên quan đến Việt Nam cũng phải ứng xử như vậy. Lập trường nhất quán của Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ lớn của cộng đồng quốc tế.
Về mối quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam và Hàn Quốc hiện nay, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho hay ngoài việc tham dự hai sự kiện quan trọng là Hội nghị Thứ trưởng Quốc phòng ASEAN-Hàn Quốc và Đối thoại Quốc phòng Seoul, đoàn Việt Nam lần này sang còn có hai nhiệm vụ: thứ nhất là gặp gỡ, làm việc với Bộ Quốc phòng Hàn Quốc để kiểm điểm quá trình hợp tác trong năm vừa qua và chuẩn bị cho Đối thoại Chính sách Quốc phòng cấp Thứ trưởng Việt Nam - Hàn Quốc sẽ tổ chức ở Hà Nội vào tháng 12 năm nay.
Thứ trưởng đánh giá hợp tác quốc phòng giữa hai nước trong năm nay cũng ghi nhận rất nhiều dấu ấn, trong đó có việc trao đổi đoàn.
Năm nay đoàn Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch sang thăm Hàn Quốc và đạt kết quả rất tốt trong chuyến thăm. Hàn Quốc hợp tác với Việt Nam trên rất nhiều lĩnh vực, toàn diện và rất hiệu quả.
Hai bên không chỉ hợp tác về chính sách mà còn làm sao hai bên cùng đảm bảo về quốc phòng, cũng như đóng góp vào hòa bình và ổn định.
Cách đây ít ngày, tàu hải quân của Hàn Quốc đã sang thăm Đà Nẵng, tạo hiệu ứng rất tốt cho dư luận ở Việt Nam và Hàn Quốc cũng như dư luận quốc tế và khu vực.
Tháng sau, Việt Nam sẽ cử tàu tham gia duyệt binh hải quân ở Hàn Quốc. Sự hiện diện của tàu Việt Nam lần đầu tiên tại Hàn Quốc có ý nghĩa đặc biệt bởi Việt Nam ít phái tàu đi do còn khó khăn.
Hai bên nhất trí rằng trong bối cảnh hợp tác chiến lược Việt-Hàn, hợp tác quốc phòng luôn là một trong những trụ cột để củng cố, giữ gìn lòng tin giữa hai nước.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng việc Hàn Quốc là nhà đầu tư số 1 vào Việt Nam chứng tỏ Hàn Quốc đặt niềm tin rất lớn vào Việt Nam.
Cũng trong chuyến thăm này, đoàn Việt Nam đã làm việc với các cơ quan Hàn Quốc về khắc phục hậu quả chiến tranh. Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã gặp đại diện Bộ Ngoại giao Hàn Quốc và đặc biệt là gặp bà Chủ tịch Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA).
Theo Thứ trưởng, Việt Nam cảm ơn Hàn Quốc vì đã sớm hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh. Gần đây nhất, Hàn Quốc đã viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 20 triệu USD để khắc phục hậu quả bom mình ở Bình Định, Quảng Bình và một số tỉnh khác.
Ngoài ra, Hàn Quốc cũng giúp Việt Nam trong việc nâng cao năng lực khắc phục hậu quả chiến tranh.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nêu rõ tại các diễn đàn quốc tế, tiếng nói ủng hộ của Hàn Quốc là rất quan trọng khi khẳng định mặc dù Việt Nam là nước chịu hậu quả rất nặng nề song đã chủ động, tích cực để khắc phục hậu quả đó cùng với sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng cho biết Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vừa ký quyết định về chương trình hoạt động của ban chỉ đạo nhà nước khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng ban.
Việt Nam đã thông báo với Hàn Quốc về việc đã có những bản đồ ô nhiễm do bom mìn, dioxin và chất độc hóa học tương đối đầy đủ. Đây chính là lúc cần đẩy nhanh tốc độ làm sạch, cũng như nhanh chóng hỗ trợ cho những nạn nhân bom mìn và dioxin để giúp họ vượt lên trên bệnh tật.
Chủ tịch KOICA nêu rõ ngoài việc giúp Việt Nam một số dự án để khắc phục hậu quả trên thực địa, lần này Hàn Quốc rất quan tâm đến nâng cao năng lực cho các cơ quan của Việt Nam, các trung tâm xử lý bom mìn, trung tâm môi trường của Việt Nam để sau này tự Việt Nam có thể sẽ khắc phục hậu quả trong tương lai.
Bên cạnh đó, Chủ tịch KOICA cũng bày tỏ sự quan tâm đến trung tâm điều trị y tế cho các nạn nhân chiến tranh. Chủ tịch KOICA đã có những cam kết rất mạnh mẽ trong việc tiếp tục đẩy nhanh tiến độ giúp khắc phục hậu quả chiến tranh ở Việt Nam./.
Việt Nam đánh giá cao kinh nghiệm của Estonia về Chính phủ điện tử  (14/09/2018)
Kết hợp quân dân y trong khám, chữa bệnh  (14/09/2018)
Xem xét kỷ luật nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trần Văn Minh  (14/09/2018)
Từ truyền thống tốt đẹp đến tầm cao hợp tác mới với Nga, Hungary  (13/09/2018)
Bế mạc Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018  (13/09/2018)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay