Việt Nam đánh giá cao kinh nghiệm của Estonia về Chính phủ điện tử
20:35, ngày 14-09-2018
TCCSĐT - Sáng 14-9, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp ông Sven Mikser, Bộ trưởng Ngoại giao Estonia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết kinh nghiệm của Estonia về Chính phủ điện tử là bài học tốt cho Việt Nam và hoan nghênh các chuyên gia Estonia sang hỗ trợ Việt Nam trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử.
Cho rằng Việt Nam - Estonia có quan hệ truyền thống tốt đẹp, có nhiều tiềm năng hợp tác, Thủ tướng tin tưởng qua chuyến thăm của Bộ trưởng, quan hệ hai nước sẽ được phát triển lên một tầm cao mới, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư. Thủ tướng đánh giá cao mô hình Chính phủ điện tử của Estonia.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Estonia. Ảnh: TTXVN |
Cho biết đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên, Bộ trưởng Estonia hy vọng chuyến thăm sẽ tạo lực mới thúc đẩy quan hệ hai nước khi mà tiềm năng hợp tác còn rất lớn, nhất là về Chính phủ điện tử, quản trị điện tử.
Ông cũng cho biết người dân Estonia ngày càng biết nhiều hơn về sự phát triển kinh tế-xã hội nhanh chóng của Việt Nam những năm qua. Tuy hai nước có khoảng cách về địa lý nhưng Bộ trưởng tin tưởng quan hệ hai nước sẽ phát triển mạnh mẽ, nhất là còn dư địa lớn về phát triển kinh tế, thương mại.
Đối với Estonia, Việt Nam là một thị trường tiềm năng lớn về thương mại, kinh tế số, dịch vụ số.
Bộ trưởng cho rằng công nghệ số sẽ giúp Chính phủ Việt Nam đẩy nhanh xây dựng Chính phủ điện tử, tăng cường sự minh bạch, tiết kiệm ngân sách và Estonia sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về lĩnh vực này với Việt Nam.
Nhấn mạnh Estonia ủng hộ xu hướng tự do thương mại, Bộ trưởng khẳng định Estonia sẽ nỗ lực để EU đẩy nhanh quá trình ký kết FTA với Việt Nam và sẽ là một trong những nước đi đầu phê chuẩn Hiệp định này.
Ghi nhận ý kiến của Bộ trưởng Sven Mikser, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng kim ngạch thương mại song phương còn thấp và hy vọng sau chuyến thăm này, Estonia rà soát lại, tăng cường các giải pháp để đẩy mạnh kim ngạch thương mại tương xứng tiềm năng, mở ra không gian hợp tác mới.
Thủ tướng nhìn nhận kinh nghiệm của Estonia về Chính phủ điện tử là bài học tốt cho Việt Nam và mong muốn tăng cường hợp tác với Estonia trong lĩnh vực này.
Việt Nam hoan nghênh các chuyên gia Estonia sang hỗ trợ Việt Nam trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử.
Thủ tướng đánh giá cao sự phối hợp hiệu quả của hai nước trên các diễn đàn đa phương, hy vọng Estonia thúc đẩy EU trong việc ký kết FTA với Việt Nam.
Thủ tướng nhất trí với quan điểm của Bộ trưởng Estonia về việc các nước phải tôn trọng luật pháp quốc tế, các công ước của Liên hợp quốc.
Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng nhấn mạnh lập trường nhất quán của Việt Nam là bảo đảm hòa bình, ổn định, bảo đảm tự do hàng không, hàng hải, tôn trọng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
** Sáng cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Estonia Sven Mikser.
Tại cuộc hội đàm, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đánh giá cao chuyến thăm của Bộ trưởng Sven Mikser, nhấn mạnh đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Bộ trưởng Ngoại giao Estonia kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992, là cơ hội để hai bên trao đổi các phương hướng và biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ song phương giữa Việt Nam và Estonia.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Estonia Sven Mikser. Ảnh: VGP |
Hai bên hài lòng nhận thấy quan hệ giữa hai nước đã có những bước phát triển tích cực trong thời gian gần đây kể từ chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Estonia Andrus Ansip năm 2011.
Trong cuộc hội đàm, hai bên đã trao đổi cụ thể các biện pháp nhằm thúc đẩy quan hệ song phương; khẳng định cần tăng cường hơn nữa trao đổi đoàn các cấp, các bộ ngành và địa phương, trong đó có đoàn cấp cao; duy trì tham vấn chính trị, phối hợp giữa hai Bộ Ngoại giao; tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý nhằm thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về kinh tế - thương mại - đầu tư.
Hai bên nhất trí cần tạo điều kiện thuận lợi để các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như nông thủy sản, hàng dệt may, đồ gỗ… vào thị trường Estonia và các nước Baltic cũng như các mặt hàng mà Estonia có thế mạnh như sản phẩm công nghệ thông tin, thực phẩm, đồ gỗ… có cơ hội vào thị trường Việt Nam và ASEAN. Phó Thủ tướng hoan nghênh việc hai nước đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, đề nghị sớm đàm phán ký mới Hiệp định hợp tác kinh tế tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư giữa hai nước.
Hai bên nhất trí cần tăng cường, mở rộng hợp tác trên những lĩnh vực còn nhiều tiềm năng và dư địa, đặc biệt là về giáo dục - đào tạo, nông nghiệp, văn hóa- du lịch, an ninh - quốc phòng…
Hai bên đánh giá cao sự hợp tác hiệu quả trên các diễn đàn, tổ chức quốc tế, nhất trí cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các thể chế đa phương, trong khuôn khổ Liên hợp quốc, trong Diễn đàn Hợp tác Á-Âu (ASEM) và các diễn đàn đa phương khác mà hai nước là thành viên.
Bộ trưởng Sven Mikser khẳng định Estonia ủng hộ Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện với Liên minh châu Âu (EU), trong đó có việc sớm ký và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU.
Hai bên cũng đã trao đổi các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải.
Phía Estonia khẳng định ủng hộ quan điểm của ASEAN và Việt Nam trong giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982./.
Kết hợp quân dân y trong khám, chữa bệnh  (14/09/2018)
Xem xét kỷ luật nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trần Văn Minh  (14/09/2018)
Từ truyền thống tốt đẹp đến tầm cao hợp tác mới với Nga, Hungary  (13/09/2018)
Bế mạc Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018  (13/09/2018)
Hoạt động trong ngày của Thủ tướng Chính phủ  (13/09/2018)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay