Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với tỉnh Quảng Ngãi
Chiều 31-5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Ngãi để cho ý kiến giải quyết những vướng mắc của địa phương về triển khai một số dự án kinh tế - xã hội quan trọng; trong đó có việc bảo đảm sự ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Cùng dự buổi làm việc có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và lãnh đạo một số bộ, ngành liên quan. Gần 2 năm trước, tháng 8-2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã tới thăm và làm việc tại Quảng Ngãi.
Mặc dù là tỉnh có tỷ lệ điều tiết về ngân sách Trung ương 12%, tuy nhiên, Quảng Ngãi vẫn là một tỉnh nghèo, có 5 huyện nghèo 30a, một huyện đảo, 85 xã miền núi, 19 xã bãi ngang ven biển, 50 xã đặc biệt khó khăn. Điều kiện về kinh tế xã hội còn rất nhiều khó khăn.
Khu Kinh tế Dung Quất, Quảng Ngãi có hạt nhân là Nhà máy Lọc dầu Dung Quất với công suất 6,5 triệu tấn/năm. Theo Quy hoạch mới nhất, đến 2025, Khu Kinh tế Dung Quất có định hướng phát triển trở thành Trung tâm Lọc hóa dầu quốc gia. Theo báo cáo của Công ty Trách nhiệm hữu hạn lọc hóa dầu Bình Sơn, năm 2017, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất đạt sản lượng hơn 6,1 triệu tấn; doanh thu đạt 82.021 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 9.872 tỷ đồng. Quý I/2018, Nhà máy tiếp tục hoạt động an toàn, ổn định ở công suất 108% - 110%, sản xuất 1,7 triệu tấn sản phẩm, đạt 110,8% so với kế hoạch quý I. Hiện nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã và đang triển khai thực hiện Dự án Nâng cấp, mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất lên 8,5 triệu tấn/năm.
Để ngành lọc hóa dầu và năng lượng khí điện thực sự trở thành ngành ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, chủ lực của tỉnh Quảng Ngãi nói riêng, khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước nói chung, tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị Chính phủ điều chỉnh, bổ sung định hướng phát triển Khu Kinh tế Dung Quất thành Trung tâm Lọc hóa dầu và Năng lượng quốc gia vào các quy hoạch nhánh của quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng, phát triển điện lực, hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu.
Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, Quảng Ngãi đã có nhiều khởi sắc về kinh tế - xã hội thời gian qua. Tỉnh có quyết tâm lớn trong chỉ đạo, quản lý, điều hành. Song, Thủ tướng cũng nhìn nhận, mặc dù là tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nhưng Quảng Ngãi vẫn còn nghèo. Thủ tướng mong cấp ủy, chính quyền các cấp của Quảng Ngãi cố gắng hơn nữa, đổi mới hơn nữa trong thực hiện các mục tiêu phát triển.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhất trí để Khu Kinh tế Dung Quất trở thành Trung tâm Lọc, hóa dầu quốc gia, đưa Dung Quất trở thành Nhà máy chất lượng, hiệu quả, an toàn, đóng góp nhiều hơn nữa cho phát triển của tỉnh và cả nước.
Thủ tướng cũng nhất trí với đề xuất đưa Khu Kinh tế Dung Quất trở thành Trung tâm Lọc hóa dầu và Năng lượng quốc gia; triển khai dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất để nâng cao công suất Nhà máy.
Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương nhanh, hiệu quả, Thủ tướng đề nghị Quảng Ngãi tăng cường nâng cấp hạ tầng cơ sở, nhất là sân bay, cảng biển, khơi thông đồng bộ hạ tầng huyết mạch quốc gia để kích thích phát triển sản xuất.
Thủ tướng khuyến khích tỉnh kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP trong đầu tư phát triển để có nguồn vốn rộng rãi; Thực hiện tốt nguyên tắc bình đẳng, công khai, minh bạch trong ứng xử với doanh nghiệp, nhà đầu tư để nhà đầu tư yên tâm phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Cùng với đó, tỉnh cần tiếp tục thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc.
Thủ tướng lưu ý Quảng Ngãi chú trọng hơn nữa phát triển kinh tế tư nhân tại địa phương và đặc biệt là quan tâm, không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Trong quá trình phát triển, tỉnh cần chú ý đến các huyện miền núi, các xã nghèo diện 30a vẫn còn nhiều khó khăn để có chính sách hợp lý. Đặc biệt, tỉnh cần bảo vệ, giữ gìn tốt Đảo Lý Sơn; rà soát, điều chỉnh và thực hiện nghiêm quy hoạch để Lý Sơn trở thành điểm sáng về thu hút đầu tư.
Thủ tướng chỉ đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tiến hành sơ kết nửa nhiệm kỳ, trình Ban Chấp hành Đảng bộ và Hội đồng Nhân dân tỉnh cho ý kiến để đưa ra một tầm nhìn toàn diện, đa dạng hơn về mục tiêu phát triển của địa phương trong thời gian tới./.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo họp báo  (31/05/2018)
Việt Nam kiên quyết phản đối xâm phạm chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa  (31/05/2018)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm việc với tỉnh Bình Thuận  (31/05/2018)
Đồng bằng sông Cửu Long tăng cường các hoạt động chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em  (31/05/2018)
Kỳ họp thứ 6 Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016 - 2021  (31/05/2018)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Chủ tịch Đảng Cộng sản Nhật Bản  (31/05/2018)
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam