Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc làm việc với tỉnh Bình Thuận
Hơn một năm sau cuộc làm việc tại địa phương, chiều 31-5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Bình Thuận.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng đã trực tiếp cho ý kiến tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ một số dự án kinh tế - hạ tầng quan trọng, nhằm thúc đẩy tăng trưởng của Bình Thuận - một địa phương có lợi thế lớn về du lịch và năng lượng sạch của đất nước.
Cùng dự buổi làm việc có Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.
Sau khi lắng nghe ý kiến góp ý của lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương, phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tiềm năng nguồn tài nguyên giàu có của Bình Thuận về du lịch biển, khoáng sản, năng lượng.
Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian qua, Thủ tướng cho rằng Bình Thuận đang trên đà tăng trưởng tốt, thu ngân sách đạt khá. Tỉnh cũng thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Công tác quy hoạch, bảo vệ rừng được triển khai thường xuyên, liên tục. Môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện.
Tuy nhiên, Thủ tướng đánh giá Bình Thuận vẫn là một tỉnh nghèo, còn nhận trợ cấp từ nguồn ngân sách Trung ương. Do đó, Thủ tướng đề nghị Bình Thuận cần triển khai sơ kết giữa nhiệm kỳ để tiến hành kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội từ đầu nhiệm kỳ tới nay để rà soát, thống nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ theo hướng đồng bộ, phù hợp hơn với đặc thù của địa phương.
Các chỉ tiêu, nhiệm vụ này cũng cần bám sát các mục tiêu phát triển lớn, gắn liền với các thế mạnh của tỉnh như mô hình các trung tâm về du lịch, chế biến khoáng sản, năng lượng, chế biến titan… của đất nước.
Về những giải pháp cụ thể, Thủ tướng đề nghị Bình Thuận cần ưu tiên tập trung cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, phát triển song hành, đa dạng cả công nghiệp và nông nghiệp.
Thủ tướng yêu cầu cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện nghiêm, đúng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên, khoáng sản, cùng với đó là quản lý tốt nguồn tài nguyên đất đai. Việc vận dụng pháp luật trong lĩnh vực này cũng cần tiến hành chặt chẽ, tránh để xảy ra thất thoát, lãng phí đất đai.
Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý Bình Thuận cần làm tốt, hiệu quả và giải quyết dứt điểm các trường hợp khiếu nại, tố cáo kéo dài; giữ gìn và bảo vệ tốt môi trường trong phát triển kinh tế - xã hội.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng và lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương đã bàn thảo, góp ý và giải quyết một số kiến nghị của tỉnh đối với việc triển khai một số dự án hạ tầng giao thông, cảng hàng không và một số dự án phát triển du lịch trên địa bàn./.
- Kiên định đường lối đổi mới, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, hướng tới xây dựng đất nước phát triển nhanh và bền vững
- Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững
- Bộ đội Biên phòng với các giải pháp đột phá để xây dựng “thế trận lòng dân” khu vực biên giới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Đổi mới tư duy pháp lý về an ninh mạng trong kỷ nguyên mới
- Thành phố Đà Nẵng phát huy tiềm năng, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, tiên phong, đột phá, phát huy vai trò trung tâm kinh tế vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
-
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay