Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đối thoại với 3.000 công nhân, người lao động khu vực phía Nam
22:36, ngày 30-04-2016
Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế lao động (1-5), sáng 30-4, tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm hỏi, tặng quà và trực tiếp đối thoại với 3.000 công nhân, người lao động thuộc các khu công nghiệp, khu chế xuất 8 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam từ Đà Nẵng đến Thành phố Hồ Chí Minh.
Cùng dự buổi đối thoại có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng; đại diện lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và một số bộ, ngành trung ương.
Với đông đảo công nhân, người lao động các khu chế xuất, khu công nghiệp, đây là cuộc gặp mặt có ý nghĩa đặc biệt, khẳng định quan điểm của Đảng, Nhà nước thường xuyên chăm lo đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân; thể hiện tinh thần của một Chính phủ luôn hướng về nhân dân, lắng nghe và phục vụ nhân dân.
Tại buổi gặp mặt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ân cần thăm hỏi đời sống, mức thu nhập, điều kiện sinh sinh hoạt, làm việc và dành thời gian đối thoại, trả lời các kiến nghị, thắc mắc của công nhân, người lao động các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước, hệ thống chính quyền các cấp luôn đồng hành với giai cấp công nhân trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và luôn coi việc chăm lo, nâng cao đời sống công nhân, người lao động là nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu. Chính phủ luôn mong muốn lắng nghe, tiếp thu ý kiến của giai cấp công nhân để hoàn thiện chủ trương, chính sách, nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng đánh giá, thời gian qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cấp ủy, chính quyền các cấp đã tích cực chăm lo đời sống cho công nhân, song bên cạnh đó, do điều kiện cụ thể của đất nước vẫn còn có nhiều khó khăn; công tác này cần có sự vào cuộc tích cực hơn nữa. Mong muốn của Đảng, Nhà nước là đời sống của công nhân, người lao động ngày càng được cải thiện, bền vững, ổn định hơn; giai cấp công nhân không những phát triển về số lượng mà cả chất lượng, làm chủ đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Đối thoại, giải đáp mong muốn của công nhân về tăng lương tối thiểu và đảm bảo ổn định đời sống, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, thời gian qua, Nhà nước đã ban hành một mức lương cơ bản phù hợp với điều kiện sống của công nhân, người lao động, tuy nhiên chưa thực sự đáp ứng mong đợi đại đa số anh chị em công nhân và còn thấp so với khu vực. Trên cơ sở cân nhắc đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong bối cảnh tình hình kinh tế đất nước, Chính phủ đã quyết định nâng12% mức lương cơ bản góp phần hỗ trợ, động viên công nhân, người lao động trong sinh hoạt, lao động và học tập.
Song song với đó, Chính phủ cũng áp dụng các biện pháp khác để giúp đỡ công nhân, người lao động khắc phục khó khăn, ổn định đời sống như: Kiểm soát tốt lạm phát; ngay cả trường hợp giá cả tăng cao thì Nhà nước cũng sẽ áp dụng biện pháp bình ổn giá. Thủ tướng cũng nêu rõ, những năm gần đây, nhờ ổn định tốt kinh tế vĩ mô của nền kinh tế đất nước, lạm phát luôn được kiểm soát ở mức tốt, giá cả hàng hóa tương đối ổn định. Ngoài ra, Chính phủ cũng yêu cầu chính quyền các địa phương bố trí hệ thống bán lẻ hàng hóa một cách hợp lý, kiểm soát tốt giá cả hàng hóa, đảm bảo cung ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu cho công nhân. Chính phủ nghiêm cấm hành vi găm hàng, tăng giá, qua đó, góp phần hỗ trợ công nhân, người lao động ổn định đời sống. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chỉ đạo các cấp, ngành, chủ sử dụng lao động thực hiện tốt việc đảm bảo bữa ăn, suất ăn cho công nhân đủ chất, đủ dinh dưỡng để có sức khỏe lao động và học tập.
Liên quan đến kiến nghị của công nhân về mong muốn được sở hữu nhà ở, con em có đầy đủ nhà trẻ, nhà mẫu giáo, khu vui chơi…, Thủ tướng cho rằng, đây là mong muốn rất chính đáng. Mặc dù Chính phủ đã có quy định cụ thể, nhưng thực tế, kết quả chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu chính quyền các cấp trong cả nước thực hiện nghiêm quy định xây dựng các các khu công nghiệp, khu chế xuất đi liền với điều kiện phải có nhà ở, nhà trẻ, nhà mẫu giáo cho con em công nhân. Chính phủ cũng đã xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp mua nhà ở xã hội và đã được triển khai tương đối có hiệu quả thời gian qua. Thủ tướng cũng cho biết, Chính phủ đã có đề án triển khai việc đảm bảo đời sống văn hóa, tinh thần cho công nhân, người lao động nhằm phục vụ tốt nhu cầu chính đáng rèn luyện sức khỏe, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần.
Khẳng định việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử dụng lao động, Thủ tướng nêu rõ, việc này đã được quy định rõ trong Luật Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn không ít cơ sở kinh doanh thực hiện chưa tốt. Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam; tổ chức Công đoàn các cấp và chính quyền địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát phát hiện những trường hợp doanh nghiệp có biểu hiện chây ỳ, trốn tránh đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
Chia sẻ về nỗi lo thực phẩm không an toàn của người công nhân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đây là vấn đề nhức nhối trong xã hội và cũng là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của Chính phủ. Mới đây, Chính phủ đã họp, thống nhất với các bộ, ngành địa phương những giải pháp quan trọng để khắc phục tình trạng này. Theo đó, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho công nhân, người lao động, chủ doanh nghiệp phải công khai hóa thực đơn, giá cả, nguồn gốc thức ăn cho người lao động để người lao động giám sát, kiểm soát thường xuyên. Đặc biệt phải có nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh cung cấp cho các khu công nghiệp, khu chế xuất. Nơi nào, địa phương nào để xảy ra tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm thì cấp ủy, chính quyền địa bàn đó phải chịu trách nhiệm.
Đánh giá cao mong muốn của công nhân, người lao động được hỗ trợ, nâng cao tay nghề trong bối cảnh hội nhập kinh tế của đất nước, Thủ tướng nhấn mạnh, đất nước đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới nhất là khi các hiệp định thương mại, trong đó có Hiệp định TPP chính thức có hiệu lực. Theo đó, người lao động có thể làm việc tại các quốc gia thành viên Hiệp định. Trong trường hợp đó, những lao động có trình độ, tay nghề cao sẽ có việc làm tốt hơn. Đây là cuộc cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi đội ngũ công nhân, người lao động Việt Nam thường xuyên học tập, rèn luyện, nâng cao tay nghề, trình độ ngoại ngữ, để có thể đảm đương được công việc ở nhiều quốc gia. Thủ tướng cũng chỉ đạo tổ chức Công đoàn các cấp và chủ sử dụng lao động phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công nhân học tập, nâng cao tay nghề.
Trao đổi với công nhân, người lao động như một người thân trong gia đình, Thủ tướng thân mật: Cha ông ta đã đúc kết: “Có chí thì nên”, “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, để thành công trong công việc, mỗi công nhân, người lao động phải luôn làm việc với tâm huyết, quyết tâm thực sự. Song song với đó, là không ngừng học tập, nâng cao tay nghề, cải thiện đời sống cho chính bản thân, gia đình mình và đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước./.
Với đông đảo công nhân, người lao động các khu chế xuất, khu công nghiệp, đây là cuộc gặp mặt có ý nghĩa đặc biệt, khẳng định quan điểm của Đảng, Nhà nước thường xuyên chăm lo đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân; thể hiện tinh thần của một Chính phủ luôn hướng về nhân dân, lắng nghe và phục vụ nhân dân.
Tại buổi gặp mặt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ân cần thăm hỏi đời sống, mức thu nhập, điều kiện sinh sinh hoạt, làm việc và dành thời gian đối thoại, trả lời các kiến nghị, thắc mắc của công nhân, người lao động các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Thủ tướng khẳng định, Đảng, Nhà nước, hệ thống chính quyền các cấp luôn đồng hành với giai cấp công nhân trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và luôn coi việc chăm lo, nâng cao đời sống công nhân, người lao động là nhiệm vụ có tầm quan trọng hàng đầu. Chính phủ luôn mong muốn lắng nghe, tiếp thu ý kiến của giai cấp công nhân để hoàn thiện chủ trương, chính sách, nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng đánh giá, thời gian qua, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cấp ủy, chính quyền các cấp đã tích cực chăm lo đời sống cho công nhân, song bên cạnh đó, do điều kiện cụ thể của đất nước vẫn còn có nhiều khó khăn; công tác này cần có sự vào cuộc tích cực hơn nữa. Mong muốn của Đảng, Nhà nước là đời sống của công nhân, người lao động ngày càng được cải thiện, bền vững, ổn định hơn; giai cấp công nhân không những phát triển về số lượng mà cả chất lượng, làm chủ đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
Đối thoại, giải đáp mong muốn của công nhân về tăng lương tối thiểu và đảm bảo ổn định đời sống, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, thời gian qua, Nhà nước đã ban hành một mức lương cơ bản phù hợp với điều kiện sống của công nhân, người lao động, tuy nhiên chưa thực sự đáp ứng mong đợi đại đa số anh chị em công nhân và còn thấp so với khu vực. Trên cơ sở cân nhắc đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong bối cảnh tình hình kinh tế đất nước, Chính phủ đã quyết định nâng12% mức lương cơ bản góp phần hỗ trợ, động viên công nhân, người lao động trong sinh hoạt, lao động và học tập.
Song song với đó, Chính phủ cũng áp dụng các biện pháp khác để giúp đỡ công nhân, người lao động khắc phục khó khăn, ổn định đời sống như: Kiểm soát tốt lạm phát; ngay cả trường hợp giá cả tăng cao thì Nhà nước cũng sẽ áp dụng biện pháp bình ổn giá. Thủ tướng cũng nêu rõ, những năm gần đây, nhờ ổn định tốt kinh tế vĩ mô của nền kinh tế đất nước, lạm phát luôn được kiểm soát ở mức tốt, giá cả hàng hóa tương đối ổn định. Ngoài ra, Chính phủ cũng yêu cầu chính quyền các địa phương bố trí hệ thống bán lẻ hàng hóa một cách hợp lý, kiểm soát tốt giá cả hàng hóa, đảm bảo cung ứng đầy đủ các mặt hàng thiết yếu cho công nhân. Chính phủ nghiêm cấm hành vi găm hàng, tăng giá, qua đó, góp phần hỗ trợ công nhân, người lao động ổn định đời sống. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chỉ đạo các cấp, ngành, chủ sử dụng lao động thực hiện tốt việc đảm bảo bữa ăn, suất ăn cho công nhân đủ chất, đủ dinh dưỡng để có sức khỏe lao động và học tập.
Liên quan đến kiến nghị của công nhân về mong muốn được sở hữu nhà ở, con em có đầy đủ nhà trẻ, nhà mẫu giáo, khu vui chơi…, Thủ tướng cho rằng, đây là mong muốn rất chính đáng. Mặc dù Chính phủ đã có quy định cụ thể, nhưng thực tế, kết quả chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu chính quyền các cấp trong cả nước thực hiện nghiêm quy định xây dựng các các khu công nghiệp, khu chế xuất đi liền với điều kiện phải có nhà ở, nhà trẻ, nhà mẫu giáo cho con em công nhân. Chính phủ cũng đã xây dựng và ban hành chính sách hỗ trợ người nghèo, người có thu nhập thấp mua nhà ở xã hội và đã được triển khai tương đối có hiệu quả thời gian qua. Thủ tướng cũng cho biết, Chính phủ đã có đề án triển khai việc đảm bảo đời sống văn hóa, tinh thần cho công nhân, người lao động nhằm phục vụ tốt nhu cầu chính đáng rèn luyện sức khỏe, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần.
Khẳng định việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử dụng lao động, Thủ tướng nêu rõ, việc này đã được quy định rõ trong Luật Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn không ít cơ sở kinh doanh thực hiện chưa tốt. Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam; tổ chức Công đoàn các cấp và chính quyền địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát phát hiện những trường hợp doanh nghiệp có biểu hiện chây ỳ, trốn tránh đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.
Chia sẻ về nỗi lo thực phẩm không an toàn của người công nhân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, đây là vấn đề nhức nhối trong xã hội và cũng là một trong những nhiệm vụ ưu tiên của Chính phủ. Mới đây, Chính phủ đã họp, thống nhất với các bộ, ngành địa phương những giải pháp quan trọng để khắc phục tình trạng này. Theo đó, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho công nhân, người lao động, chủ doanh nghiệp phải công khai hóa thực đơn, giá cả, nguồn gốc thức ăn cho người lao động để người lao động giám sát, kiểm soát thường xuyên. Đặc biệt phải có nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh cung cấp cho các khu công nghiệp, khu chế xuất. Nơi nào, địa phương nào để xảy ra tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm thì cấp ủy, chính quyền địa bàn đó phải chịu trách nhiệm.
Đánh giá cao mong muốn của công nhân, người lao động được hỗ trợ, nâng cao tay nghề trong bối cảnh hội nhập kinh tế của đất nước, Thủ tướng nhấn mạnh, đất nước đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới nhất là khi các hiệp định thương mại, trong đó có Hiệp định TPP chính thức có hiệu lực. Theo đó, người lao động có thể làm việc tại các quốc gia thành viên Hiệp định. Trong trường hợp đó, những lao động có trình độ, tay nghề cao sẽ có việc làm tốt hơn. Đây là cuộc cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi đội ngũ công nhân, người lao động Việt Nam thường xuyên học tập, rèn luyện, nâng cao tay nghề, trình độ ngoại ngữ, để có thể đảm đương được công việc ở nhiều quốc gia. Thủ tướng cũng chỉ đạo tổ chức Công đoàn các cấp và chủ sử dụng lao động phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công nhân học tập, nâng cao tay nghề.
Trao đổi với công nhân, người lao động như một người thân trong gia đình, Thủ tướng thân mật: Cha ông ta đã đúc kết: “Có chí thì nên”, “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, để thành công trong công việc, mỗi công nhân, người lao động phải luôn làm việc với tâm huyết, quyết tâm thực sự. Song song với đó, là không ngừng học tập, nâng cao tay nghề, cải thiện đời sống cho chính bản thân, gia đình mình và đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước./.
Trường Trung cấp Kỹ thuật Tăng thiết giáp kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất  (30/04/2016)
Hội đồng Bảo an thảo luận biện pháp tăng trừng phạt Triều Tiên  (30/04/2016)
Khai mạc Festival Huế 2016: bữa tiệc nghệ thuật đặc sắc, đậm chất Huế  (30/04/2016)
Vụ cá chết hàng loạt: Không có việc đánh đổi môi trường lấy dự án  (30/04/2016)
Phê duyệt Hiệp định Hợp tác kỹ thuật với Chính phủ Đức  (29/04/2016)
Chính phủ họp bất thường để giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp  (29/04/2016)
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay